tháng 5 2016

Từ lâu tôi luôn tự hỏi, vì sao những bài hát về truyền thống lịch sử, tinh thần dân tộc của người Trung Quốc lại hay, hào hùng và thậm chí bi hùng mà vẫn cực hay như thế? Còn Việt Nam chúng ta, vẫn nhiều những bài hát về lịch sử, truyền thống dân tộc hay lắm, nhưng có vẻ ít và không có những tiết tấu hào hùng, bi hùng so sánh ngang được với họ, tại sao lại như thế?

Đêm qua, khi xem những bài hát bolero, tôi đã tự tìm thấy cho mình câu trả lời.

Lịch sử của người Trung Quốc là lịch sử của chủ nghĩa dân tộc tộc đại Hán, là lịch sử bành trướng bờ cõi về bốn phía Đông – Tây – Nam – Bắc của người Hán. Chính từ lịch sử dân tộc đó, đã hình thành nên những nét văn hóa dành riêng cho sức mạnh, đao kiếm và chiến trường. Những bài hát về Nhạc Phi – người anh hùng dân tộc chống Nguyên của người Hán, thật bi hùng như một thời kỳ đen tối lúc bấy giờ của người Hán. Hay những bài ca về tình huynh đệ của “108 anh hùng Lương Sơn Bạc, những bài ca của thời quốc gia đại loạn ca ngợi tình anh em, chủ tướng, vợ chồng trong “Tam quốc diễn nghĩa”, “Xuân Thu chiến quốc”, “Hán Sở tranh hùng”, hay những bộ phim thời kỳ thế kỷ XIX –XX… đều nêu lên một khát vọng Trung Hoa nam nhi tự cường, tự lấy sức mình mà bình định quốc gia. Dĩ nhiên, tất cả phải bằng một điệp khúc: nuôi chí, tỏ tài, tụ người, đánh trận và huy hoàng hoặc bi hùng.

Tất cả những giá trị truyền thống văn hóa chiến trường từ khi lập quốc mấy ngàn năm trước công nguyên đó đã tạo ra những ca từ hào hùng, kỳ vĩ trong những bài hát ca ngợi chủ nghĩa dân tộc của người Trung Quốc.

Nhưng còn với người Việt Nam, dân tộc chúng ta dường như có những nét văn hóa trái ngược hoàn toàn với “truyền thống văn hóa chiến trường” của người Trung Quốc.

Người Việt Nam nếu theo Sử ký, đến nay cũng trên dưới 6.000 năm truyền đời, còn theo lịch sử cũng trên dưới 3 – 4.000 năm. Một quãng thời gian lâu dài để xây dựng những giá trị truyền thống văn hóa tinh hoa của dân tộc. Nhưng đau buồn thay, trong lịch sử dân tộc ngàn năm đó, người Việt đã hơn 1.000 năm phải sống dưới ách nô lệ, đồng hóa tàn bạo, khủng khiếp của người Trung Quốc. Đến năm 938 thì giành lại độc lập tự chủ đến hôm nay, nhưng rồi cũng phải sống trong loạn lạc, chia ly, chiến tranh xâm lược, chiến tranh nội chiến mà triều đại nào cũng có. Bởi thế, từ dòng lịch sử đau thương của nội chiến và chiến tranh, sâu thẳm trong tâm thức của mỗi người dân Việt là niềm ao ước, khát khao về hòa bình, hạnh phúc và tự do. Những bộ phim “Ngọn nến Hoàng cung”, “Bình Tây đại nguyên soái”, “Trần Thủ Độ”, “Đêm hội Long Trì”, “Ván bài lật ngửa”… ai ai cũng nhận ra những ca từ nhẹ nhàng, khao khát của những giá trị văn hóa hòa bình đích thực.

Từ những khao khát cháy bỏng trong lòng người dân Việt đó, những bài tình ca của mỗi vùng miền đã trổ sinh và truyền đời qua ngàn năm lập quốc từ huyền sử đến nay. Từ Câu hò vĩ dạ, Điệu hò sông Mã, Quan họ Bắc Ninh đến Lý, Hò miền Nam cùng những ca từ Mẹ, Cha, Anh, Em, Bậu, Dì, Mạ, Cậu, Chú… đã tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng của người Việt: nhẹ nhàng, đằm thắm, yêu quê hương, yêu hòa bình, khao khát tự do, khao khát hạnh phúc và ước mong một cuộc đời không lửa khói…


Những ca từ của dân tộc hòa bình đó đã đối lập hoàn toàn với những ca từ mang giá trị truyền thống văn hóa chiến trường của người Trung Quốc. Như suốt mấy ngàn năm qua, khi những binh đoàn người Hán cuồn cuồn lửa cháy, phong ba sang xâm lược đất nước chúng ta, thì dân tộc Việt lại nhẹ nhàng, đằm thắm, oai hùng và kiên cường đánh lui tất cả mọi cuộc xâm lăng. Để rồi ngàn đời nay, một chân lý trường tồn và vĩnh cửu vẫn tồn tại bất khuất với thời gian:

Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách Trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Vì thế, dân tộc Việt Nam này đã tồn tại bằng những bài ca như nhịp điệu bolero tôi vẫn hằng nghe…


Cũng như những người dân Hà Nội và Sài Gòn, tôi không thể che giấu những cảm xúc “kỳ lạ” luôn tuôn chảy trong tôi khi Vị Tổng thống da màu đầu tiên của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đặt chân đến Việt Nam. Những cảm xúc đã thôi thúc hàng ngàn người Việt Nam – trong đó có tôi, phải quan tâm, phải tìm kiếm và thậm chí ra đường để chào đón Ông, đó là thứ cảm xúc gì vậy? Tốt hay xấu? Hay hay dở và Dài lâu hay Nhất thời?

Có thể là hiệu ứng đám đông – đông người đi, đông người theo dõi hay tính tò mò của người Việt Nam – muốn xem các trang thiết bị, đặc vụ Mỹ ngoài đời thật là như thế nào và muốn được nhìn thấy Tổng thống Mỹ - người đàn ông quyền lực nhất hành tinh??? Tôi không biết trong đám đông ấy, có ai giống như tôi, khi chờ đón người Tổng thống của siêu cường số một thế giới bằng một lòng yêu mến, mong chờ và hy vọng dành cho Ông!

Người Tổng thống da màu đầu tiên của quốc gia mà cách đây trên dưới 70 năm, người da đen còn phải đổ máu trong những cuộc tuần hành ôn hòa kêu gọi quyền bình đẳng sắc tộc của họ. Người Tổng thống đã đi lên bằng những đồng tiền quyên góp của người dân, bằng những năm tháng cơ cực của một “người Mỹ” kiểu mẫu. Và người Tổng thống đã gần như bất chấp tất cả để đứng về người nghèo, người thấp cổ, bé họng trong xã hội siêu giàu nước Mỹ.

Bằng tài năng và nghệ thuật hùng biện, tư tưởng và lời nói của Ông đã vượt qua khỏi ranh giới Hawaii hay Hạm đội 7 để đi đến với những vùng đất xa xôi bên ngoài nước Mỹ, trong đó có đất nước Việt Nam nhỏ bé này. Màu da chỉ là một điều gì đó “thiên phú” mà Đấng Tạo Hóa muốn dành riêng cho Ông để làm vẻ bao bọc bên ngoài cho tài năng bên trong của một Vị Tổng thống dân cử Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Chính tài năng và phong cách nơi Ông đã lôi cuốn những người Việt Nam ở Hà Nội và Sài Gòn tự nguyện xuống đường để chào đón Ông.

Từ nửa vòng trái đất, Ông đã đến với đất nước nhỏ bé này và mang theo một luồng gió mới, một sinh khí mới mà suốt bao nhiêu thế kỷ qua người Việt Nam chưa được đón nhận. Nền văn hóa của hai quốc gia là khác nhau, “người Mỹ với văn hóa chưa đến 300 năm không thể dạy người Việt Nam với 4000 năm văn hiến” nhưng nên văn hóa gần 300 năm đó đã đưa ra một minh chứng mạnh mẽ và hùng hồn cho lý tưởng Dân chủ - Tự do mà nhân loại hằng theo đuổi, mà đất nước Việt Nam đang theo đuổi.

Tôi tự để lại trong tôi một câu hỏi chưa rõ ràng về những gì mà Ông đã mang đến cho đất nước Việt Nam này. Câu hỏi chưa được định hình trên những cảm xúc đang có nên tất nhiên chưa có được câu trả lời. Nhưng rồi một ngày nào đó, tôi sẽ nhìn thấy câu hỏi và tìm ra câu trả lời cho chính mình, từ nguồn cảm hứng nơi Ông – người Tổng thống da màu đầu tiên và tiêu biểu cho nền Dân chủ kiểu Mỹ!

Khoản 3 Điều 104 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân tối cao thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.”

Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010, xác định: “Tòa án nhân dân  tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm”. Quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, tại Điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 ghi rõ: “Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;”

1.Án lệ là gì?

Án lệ (tiếng Pháp-Jurisprudence) được hiểu là: Đường lối giải thích và áp dụng luật pháp của các tòa án về một điểm pháp lý, đường lối này đã được coi như một tiền lệ, khiến các thẩm phán sau đó có thể noi theo trong các trường hợp tương tự. Nói nôm na, xử theo án lệ là việc tòa cấp dưới vận dụng các phán quyết có từ trước của tòa cấp trên để đưa ra một phán quyết mới tương tự trong một vụ việc tương tự.

Theo quan điểm của các nhà luật học theo hệ luật Anh -Mỹ (Anglo – Sacxon), thì án lệ được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa hẹp, án lệ bao gồm toàn bộ các quyết định, bản án được tuyên bố bởi Tòa án và có giá trị như nguồn luật, đưa ra những nguyên tắc, nền tảng áp dụng cho các vụ việc xảy ra tương tự sau này, hay là cách thức sử dụng các nguyên tắc có sẵn như là những căn cứ áp dụng để quyết định các vụ việc xảy ra trong tương lai. Còn theo nghĩa rộng, án lệ là nguyên tắc bắt buộc đòi hỏi Thẩm phán trong hệ thống các cơ quan Toà án khi xét xử một vụ việc cụ thể cần phải căn cứ ngay vào các bản án, các vụ việc trước đó, đặc biệt là các phán quyết của các Tòa cấp cao (Hight Court), Tòa phúc thẩm (Court of Appeal) và Tòa án tối cao (Supreme Court) hay là những nguyên tắc không theo luật định được đưa ra từ các quyết định tư pháp, hay là hệ thống những nguyên tắc bất thành văn đã được công nhận và hình thành thông qua các quyết định của Tòa án.

Với những nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (hệ thống pháp luật Dân sự - Civil Law), tiêu biểu một số nước như Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản,… Án lệ được xem như một cách giải thích pháp luật. Những bản án này không được xem là luật, không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng tòa cấp dưới phải tham khảo, nếu không nguy cơ bị tòa cấp trên sửa án rất cao.

Cơ sở hình thành án lệ chính là những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật. Khi có những khiếm khuyết của hệ thống pháp luật, tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ pháp luật được coi là hợp lý để đưa ra một phán quyết có tính đột phá và bản án này sẽ được tòa án tối cao công bố là án lệ để áp dụng chung cho các trường hợp tương tự do khiếm khuyết quy phạm hoặc chưa có dẫn chiếu quy phạm rõ ràng. Ở nước ngoài, khái niệm án lệ (Case Law) còn được gọi là tiền lệ pháp (Precedent) là một trong những nguồn luật chính thức và quan trọng trong hệ thống pháp luật của quốc gia và được áp dụng rộng rãi. Theo đó, những bản án, quyết định giải quyết vụ việc trong các tập san án lệ trở thành khuôn mẫu, trở thành cơ sở để tòa đưa ra phán quyết trong những vụ việc có tình tiết, vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp ở nước ngoài còn là quá trình làm luật của tòa trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới khi xét xử.

Với cách tiếp cận ở góc độ rộng nhất, có thể thấy thuật ngữ án lệ hàm chứa những nội dung cơ bản của thuật ngữ tiền lệ pháp và giữa chúng tuy có sự khác nhau về mặt thuật ngữ nhưng lại cùng chỉ về một khái niệm. Về bản chất, án lệ cũng chính là tiền lệ pháp, do cả hai đều xuất phát từ Tòa án và hình thành từ quá trình xét xử. Mặt khác, tiền lệ pháp là thuật ngữ dùng để chỉ về một hình thức pháp luật, còn án lệ dùng để chỉ về nguồn của pháp luật, mà nguồn của pháp luật cũng chính là hình thức pháp luật. Nói một cách khác, tiền lệ pháp là một hình thức pháp luật hay quá trình làm luật của tòa án, còn án lệ là những bản án, quyết định mà Toà án làm căn cứ để áp dụng sau này cho những vụ việc có tình tiết tương tự. Dù đây thật sự không phải là hai từ đồng nghĩa, nhưng thông thường, người ta gọi các bản án sau có giá trị áp dụng tương tự và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chọn lọc công bố và cho xuất bản phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và tham khảo gọi là những án lệ.

Tuy nhiên quan điểm khác cho rằng, tiền lệ pháp và án lệ là hai khái niệm độc lập với nhau. Tiền lệ pháp được hiểu là việc làm luật của Tòa án trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử dựa trên cơ sở những vụ việc đã được quyết định trước đây cho những trường hợp và vấn đề tương tự. Còn án lệ (Case Law) là tập hợp các vụ việc đã được xét xử của cơ quan tư pháp trong quá trình xét xử, hay chỉ đơn thuần là các phán quyết của Tòa án (bản án), được dùng làm cơ sở cho việc giải quyết các vụ việc tương tự trong tương lai.

Nói một cách khác, tiền lệ pháp là một hình thức pháp luật hay quá trình làm luật của Tòa án; Án lệ là những bản án, quyết định mà toà án làm căn cứ để áp dụng cho những vụ việc có tình tiết tương tự sau này. Đây không phải là hai từ đồng nghĩa và dẫn chiếu đến nhau. Trong lĩnh vực tư pháp quốc tế, án lệ còn được hiểu theo nghĩa là tiền lệ án hay thực tiễn Tòa án. Mà theo đó, là các bản án hoặc quyết định của Tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của Thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý mang tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và trong tương lai mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng.[1]
Cũng cần phân biệt với khái niệm về án mẫu. Án mẫu là những bản án được xây dựng trên những cơ sở pháp luật hết sức chặt chẽ mà trong những tình huống như vậy, khó có thể đưa ra phán quyết khác được. Do đó, khi có những tình huống tương tự bắt buộc tòa án phải đưa ra các phán quyết tương tự như án mẫu. Một điểm cần lưu ý là, khi bản án được coi là án mẫu thì Toà án tối cao sẽ chuyển tải đến các Toà án cấp dưới để làm nguồn tham khảo và các Toà án cấp dưới coi đó là những “khuôn mẫu” để xét xử những vụ án tương tự.

Điểm giống nhau giữa án lệ và án mẫu là trong các điều kiện tương tự thì tòa án đều phải ra những phán quyết chung được coi là chuẩn mực và các phán quyết đó được thừa nhận như những giá trị bắt buộc chung. Tác giả cho rằng, đây là điều đã gây ra khá nhiều nhầm lẫn giữa án lệ và án mẫu nếu như không cẩn thận khi nghiên cứu. Bởi trong khi án lệ được phát triển từ các bản án, quyết định của Tòa án trước khi có các văn bản quy phạm pháp luật và vẫn còn được áp dụng bởi các Tòa án khi đã có văn bản quy phạm pháp luật,  thì ngược lại không giống như án lệ, có thể nói môi trường áp dụng của án mẫu trong các quan hệ pháp luật dường như không có những hạn chế trong các ngành luật vì việc áp dụng án mẫu thường không đi trái các nguyên tắc pháp lý thông thường. Như đã trình bày ở trên, việc ra đời của án mẫu xuất phát từ những cơ sở pháp luật hết sức chặt chẽ mà trong những tình huống tương tự khó có thể đưa ra phán quyết khác được. 

Chẳng hạn, khoản 1 Điều 278 BLHS quy định tội “Tham ô tài sản”, mà theo đó, mức thấp nhất và mức cao nhất của loại hình phạt tù của cấu thành cơ bản từ 02 năm đến 07 năm, khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới khá rộng. Để tránh tình trạng tuy có cùng dấu hiệu pháp lý, cùng những tình tiết giống nhau (không có tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; nhân thân người phạm tội tốt;…) nhưng có Hội đồng xét xử tuyên bị cáo này với mức án mức thấp nhất của khung; có Hội đồng xét xử tuyến mức hình phạt tù 03 năm và cho hưởng án treo; có trường hợp phạt 04 năm tù hoặc 05 năm tù;… hoàn toàn thiếu lẽ công bằng mà pháp luật đã giành cho họ. Điều này thực tế gây nhiều tranh cãi trong hoạt động xét xử, thì những bản án mẫu sẽ được Tòa án cấp có thẩm quyền chọn lọc giới thiệu để Tòa án cấp dưới, nhất là những Thẩm phán tham khảo cho các trường hợp tương tự nhằm đưa ra phương án xử lý thích hợp nhất.

Theo quan điểm của người viết, trong điều kiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta chưa được hoàn thiện và luôn có sự thay đổi cho phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hơn nữa, thực tiễn rất đa dạng và phong phú nên việc chọn lọc, ban hành bản án mẫu nhằm bảo đảm tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật nội dung trong hệ thống Tòa án nước ta khi xét xử là điều thật sự rất khó khăn. Và cũng chính từ lý do đó, thuật ngữ được dùng trong Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2010; tại Điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức TAND năm 2014 là án lệ mà không dùng cụm từ án mẫu.


 2. Án lệ ở các nước trên thế giới

Ở nhiều nước trên thế giới, việc công bố bản án được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng rãi bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, kể cả trên hệ thông Internet. Đối với các nước theo hệ thống luật chung Anh-Mỹ (Common Law), những bản án mẫu được tuyển chọn, đăng tải trong các báo cáo tổng hợp án lệ (Law Report) và trở thành án lệ (Case Law) là nguồn của pháp luật. Riêng ở Mỹ, khi xét xử các hành vi vi phạm pháp luật và các tranh chấp nảy sinh, các tòa án cần phải diễn giải luật bằng các bản án trước đó của Tòa án cùng cấp hoặc Tòa án cấp cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc theo quyết định trước hay đơn giản gọi là án lệ, tiền lệ pháp. Nếu phải đối mặt với các án lệ bất lợi, bị đơn sẽ tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa vụ việc của mình với những vụ việc trước đó. Sau đó Tòa án cấp cao hơn sẽ tìm cách giải quyết mâu thuẫn này để bổ sung cho án lệ ngày một hoàn chỉnh hơn. Ở Pháp, trong trường hợp nếu pháp luật quy định không rõ ràng, không đầy đủ, thẩm phán vẫn phải tuyên án nếu không muốn bị kiện vì hành vi phủ nhận công lý. Do vậy, chỉ có cách ổn thỏa nhất, Thẩm phán sẽ dựa vào án lệ đã được thừa nhận để đưa ra phán quyết. Mặt khác, ở Cộng hòa Liên bang Đức, phương pháp xây dựng án lệ đã tạo điều kiện cho Tòa án nước này thể hiện vai trò sáng tạo, nhất là khi giải thích luật, Tòa án được căn cứ vào câu chữ, ngữ cảnh và mục đích của qui phạm, kể cả căn cứ vào quá trình soạn thảo qui phạm đó. Đặc biệt, Tòa án còn có quyền lựa chọn cách giải thích phù hợp nhất với hiến pháp, án lệ được hình thành từ việc giải thích một qui phạm pháp luật cũng có giá trị, hiệu lực gần như chính qui phạm pháp luật. Rõ ràng án lệ có giá trị không những về thực tiễn, mà còn có giá trị không thua gì một qui phạm pháp luật. 

Ở Tây Ban Nha, chịu ảnh hưởng của luật La Mã, vẫn coi án lệ như một nguồn luật, có giá trị bổ sung trật tự pháp lý thông qua luận thuyết được Tòa án tối cao áp dụng trong quá trình giải thích và áp dụng luật, tập quán, kể cả các nguyên tắc chung của luật pháp. Ở Anh Quốc, vai trò sáng tạo của án lệ rất quan trọng, được thể hiện theo quy tắc của tiền lệ pháp đã xuất hiện từ đầu thế kỷ thứ XIX được hiểu như một qui tắc đã được lập ra trong một phán quyết ban hành trước đó chỉ có hiệu lực ràng buộc đối với các thẩm phán khi xét xử các vụ kiện tương tự. Việc xây dựng án lệ theo quan điểm xét xử của các tòa án có thẩm quyền xem xét bản án của tòa án cấp dưới đã góp phần bổ sung tốt sự thiếu sót của các qui định luật pháp trong thực tiễn, nên việc vận dụng án lệ kể cả tục lệ pháp được thực hiện khá phổ biến. Chính vì vậy, mà các nhà nghiên cứu cho rằng hệ thống luật pháp ở Anh là theo luật mềm, không cứng nhắc dựa vào các văn bản pháp luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành, mà có sự vận dụng linh hoạt đúng luật vừa phù hợp với thực tiễn, bằng cả nguồn tập quán, tục lệ phù hợp lẽ phải và công bằng xã hội.[2]

Thông thường, người ta gọi các bản án có giá trị áp dụng tương tự sau này và được lưu trong các tập san do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là những án lệ. Ví dụ: Án lệ có tên là: Moorgate Mercantili v Twitchings [1976].1.QB, 225, CA. Bản án này được đưa ra bởi Tòa Phúc thẩm (Court of Apeal) sau khi xem xét bản án bị kháng cáo được tuyên từ Tòa Nữ hoàng (tòa cấp dưới). Đây là một vụ kiện giữa Moorgate Mercantili kiện Twitchings về việc ông ta đã gây thiệt hại cho mình do Twitchings đã có những hành vi làm cho ông tin tưởng. Vụ án này đã được phúc thẩm phán Lord Dening đưa ra những phán quyết, trong đó có giải thích chế định “Estoppel” (Ngăn không cho phủ nhận) như sau: Khi một người đã thể hiện bằng lời nói, lời hứa, và các hành vi cụ thể của mình làm cho người khác tin và thiết lập giao dịch với mình, thì anh ta không được quyền thoái thác các nghĩa vụ phát sinh từ lời hứa và các hành vi cụ thể của mình. Bản án đã trở thành án lệ. Nếu sau đó, có một vụ kiện tương tự mà một bên ra lời giao kết với bên khác nhưng không thực hiện lời giao kết của mình làm bên kia thiệt hại thì có thể bị kiện và bị xử thua, vì căn cứ vào án lệ này.

Hiện nay, hầu hết các nước có nền luật pháp tiên tiến, đều có sự vận dụng án lệ trong xét xử ở hệ thống Tòa án, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xét xử, với nguyên tắc Tòa án không được quyền từ chối thụ lý bất cứ yêu cầu khởi kiện nào của công dân và đồng thời cũng có nguyên nhân sâu xa từ sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của các nước, do vậy, hai hệ thống luật pháp Anglo Saxon và Continental, kể cả hệ thống pháp luật của những nước xã hội chủ nghĩa.


 3.Án lệ ở Việt Nam

Ở Việt Nam dưới chế độ  Sài Gòn trước năm 1975, tiền lệ pháp cũng được coi là một nguồn trong lĩnh vực dân sự, Bộ Tư pháp đã xuất bản án lệ theo định kỳ ba tháng. Ấn phẩm đăng tải những trích dẫn về quan điểm hay định hướng xét xử trong các bản án của Tối cao pháp viện, Tòa hành chính, Tòa thượng thẩm... Những bản án này là một trong những căn cứ pháp lý để xét xử cho các tranh chấp tương tự về sau. Hệ thống luật pháp của chế độ Sài Gòn trước đây vốn chịu ảnh hưởng của luật pháp châu Âu, nhất là luật pháp của Pháp, đặc biệt là pháp luật dân sự, nên cũng rất quan tâm việc xây dựng án lệ. Bộ Dân luật do Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành theo Sắc luật số 028 TT/SLU ngày 20/12/1972, đã có qui định liên quan đến yêu cầu áp dụng án lệ trong xét xử, cụ thể, tại Thiên mở đầu, Điều 8 có ghi: “Thẩm phán nào không chịu xét xử vì lẽ luật không định hay luật tối nghĩa, thiếu sót, sẽ có thể bị truy tố về tội bất khẳng thụ lý”; Điều 9 quy định: “Gặp trường hợp không có điều luật nào có thể dẫn dụng, thẩm phán sẽ quyết định theo tục lệ; nếu không có tục lệ, sẽ theo công bằng và lẽ phải mà xét xử và phải chú trọng đến ý định của các đương sự”. Theo các chuyên gia nghiên cứu, pháp luật của chế độ cũ trước đây, sở dĩ có được án lệ là nhờ ở Tòa Thượng thẩm (Cour d’appel) và Tòa Phá án (Cour de cassation) là những cơ quan kiểm soát lại các bản án của các Tòa án cấp dưới, qua đó Tòa Phá án bảo đảm một sự thống nhất trong việc giải thích và áp dụng pháp luật và lâu dần hệ thống các Tòa án sẽ hướng theo các án lệ mà Tòa Phá án đưa ra.

Trong giai đoạn miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, để thống nhất việc xử phạt một số loại tội phạm, ngày 19/01/1955 Thủ tướng Chính phủ ban hành Thông tư số 442/TTg về việc trừng trị một số tội phạm, mà theo đó, Thông tư nêu rõ: “…Kinh nghiệm xét xử về một số loại phạm pháp đã được trở thành án lệ. Tuy nhiên, án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa phương. Đường lối xét xử do đó không được thống nhất, rõ ràng và có nơi không được đúng. Cần phải thống nhất những án lệ ấy trong quy định chung sau đây để hướng dẫn các tòa án trừng trị một số tội phạm thông thường

Tuy nhiên án lệ ấy còn khác nhau giữa các địa phương. Đường lối xét xử do đó không được thống nhất, rõ ràng và có nơi không được đúng. Cần phải thống nhất những án lệ ấy trong quy định chung sau đây để hướng dẫn các Toà án trừng trị một số tội phạm thông thường.

1. Trộm cắp: phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
- Cướp đường hay trộm có tổ chức, có bạo lực có dùng vũ khí để doạ nạt thì phạt tù từ 3 đến 10 năm.
- Cướp của mà có giết người có thể phạt đến tử hình.

2. Lừa gạt, bội tín : phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.

3. Đánh bị thương : phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.
- Đánh bị thương có tổ chức hoặc gây thành cố tật hay chết người có thể phạt đến 20 năm.
- Cố ý giết người : phạt tù từ 5 đến 20 năm : nếu có trường hợp giảm nhẹ thì có thể hạ xuống đến 1 năm ; giết có dự mưu có thể phạt đến tử hình.”

4. Không cẩn thận hay không theo luật đi đường mà gây tai nạn làm người khác bị thương sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm, nếu gây tai nạn làm chết người có thể bị phạt tù đến 10 năm.

Ngoài ra đối với những tội tương tự với những tội ở trên đây, các Toà án có thể phạt theo như những tội ở trên.

Trong khi xét xử, các Toà án cần phải thận trọng, không được máy móc và cũng không nên quá linh động để làm sai lạc tinh thần chính sách trừng trị của Chính phủ, mà phải tuỳ nơi tuỳ lúc có chủ trương trừng phạt cho đúng trong phạm vi đã quy định trên đây”. Tuy nhiên về sau, án lệ lại không được chính thức thừa nhận và áp dụng.

Đề án “Phát triển triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao” (ban hành theo Quyết định 74/QĐ-TANDTC ngày 31/10/2012), mục tiêu phát triển án lệ của TAND Tối cao nhằm nâng cao chất lượng bản án, quyết định của ngành Tòa án nói chung, đặc biệt là Quyết định Giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao và các Tòa chuyên trách TAND Tối cao, góp phần đảm bảo việc áp dụng pháp luật đúng, thống nhất, từ đó đảm bảo sự bình đẳng của mọi tổ chức và công dân trước pháp luật. Đề án cũng xác định quan điểm chỉ đạo, để hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử. Nâng cao trách nhiệm của thẩm phán trong công tác xét xử tại phiên tòa cũng như tăng cường việc bồi dưỡng, đào tạo các chức danh tư pháp, bảo đảm các yêu cầu của cải cách tư pháp và đề ra một số giải pháp phát triển án lệ của TAND Tối cao, như kiến nghị xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc phát triển án lệ, thiệt lập án lệ của TAND Tối cao, cải tiến cách viết và thông qua các bản án, quyết định của tòa án, đặc biệt là Quyết định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao, tăng cường việc sử dụng án lệ trong thực tiễn xét xử, thành lập bộ phận chuyên trách để tuyển tập án lệ. Không ai phủ nhận được vai trò của án lệ trong thực tiễn xét xử vì thực tiễn cho thấy không hệ thống pháp luật nào có thể bao trùm hết mọi tình huống xã hội,  nên dùng án lệ bổ sung cho quy định pháp luật là cần thiết.Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lý đều cho rằng, để án lệ có “chỗ đứng” trong văn hóa pháp lý Việt Nam, ngoài việc thống nhất mô hình phát triển án lệ để phát huy những yếu tố tích cực của nó trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam, thì cũng cần định hướng về đào tạo nghề luật sư và đổi mới tư duy pháp lý về án lệ cho thẩm phán, luật gia.[3]

Tuy nhiên, cũng có quan điểm không đồng tình với việc công nhận, áp dụng án lệ ở Việt Nam. Vì: Hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng sửa đổi, bổ sung các quy định nên trong từng giai đoạn cụ thể thì chính sách pháp luật sẽ không còn giống nhau. Án lệ chính là pháp luật, nhưng để vận dụng phán quyết của bản án đó áp dụng cho vụ án sau, trong khi quy định của pháp luật luôn thay đổi. Mặt khác, với một nước theo hệ thống luật thành văn như nước ta thì Hiến pháp là đạo luật gốc, có giá trị pháp lý cao nhất. Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;…” do vậy, không thể làm gì khác hơn.

Về góc độ khoa học pháp lý, luật của chúng ta quy định ở dạng khung nên việc xét xử ở mỗi nơi, mỗi Tòa khác nhau là chuyện bình thường, vấn đề là không oan, sai người không có tội; bảo đảm lẽ công bằng cho đương sự là tốt.

Người viết cho rằng, tập hợp các bản án giám đốc thẩm chuẩn thành án lệ để khắc phục những kẽ hở mà luật thành văn chưa quy định là thật sự cần thiết không chỉ là đòi hỏi khách quan đối với hệ thống Tòa án nước ta, mà còn cả với hệ thống Tòa án các nước. Trước hết, với những tranh chấp cụ thể mà pháp luật quy định chưa rõ hoặc chưa có, Thẩm phán nên vận dụng các quy định khác của pháp luật để giải quyết. Sau đó, nếu phán quyết không bị xem lại thì lấy nó minh họa cho các vụ tranh chấp tương tự. Phán quyết này có thể xem là án lệ và cơ quan chức năng cần tập hợp, phát hành rộng rãi cho mọi người tham khảo. Điều này có lợi là pháp luật được áp dụng thống nhất, đồng thời giúp người tiến hành tố tụng và đương sự có thể dự đoán được kết quả tranh chấp. Hướng giải quyết từ những án lệ này dần dần sẽ được nâng lên thành các quy định thành văn. Ở một khía cạnh khác, thực tế luôn phát sinh nhiều vướng mắc mà pháp luật không dự liệu trước. Nếu Thẩm phán chờ có quy định mới thì sẽ ảnh hưởng đến quyền khởi kiện của người dân. Trong những trường hợp như thế, nếu áp dụng án lệ sẽ khắc phục được nhược điểm này. Tất nhiên, nước ta là nước có đa dân tộc cùng sinh sống hòa thuận trên mọi vùng, miền của Tổ quốc, mỗi dân tộc có nền văn hóa lâu đời với phong tục, tập quán đặc thù. Ở hoàn cảnh mới, xã hội dân sự phát triển mạnh mẽ, đất nước lại đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ , nên phải chấp nhận nhiều tập quán thương mại quốc tế... Trong khi đó, pháp luật ban hành ngày càng thiếu và nhiều lỗ hổng không đồng bộ và cũng không thể tăng tốc độ hoạt động lập pháp  hơn nữa của Quốc hội. Vì vậy chúng ta cần công nhận, dựa vào các luật tục này bổ sung cho pháp luật thì mới có thể quản lý xã hội hiệu quả hơn.

Vấn đề được nhiều người quan tâm là những bản án nào sẽ trở thành án lệ để các tòa, các thẩm phán tham khảo. Như Đề án phát triển án lệ của TANDTC có đề cập, mà theo đó, quan điểm được thể hiện trong các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao là án lệ và Tòa án cấp dưới cần đưa ra các xét xử không mâu thuẫn với các án lệ này. Ở nước ta, thẩm quyền giải thích luật là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng trên thực tế, khi gặp những trường hợp mà luật quy định chưa rõ hoặc chưa điều chỉnh, rất ít khi cơ quan này ra văn bản giải thích. Trong khi đó, thẩm phán là người trực tiếp áp dụng pháp luật giải quyết các tranh chấp nảy sinh, nên việc coi quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC giải thích pháp luật bằng bản án là phù hợp nhất. Từ những bản án giải thích luật này, nhà làm luật sẽ nâng lên thành các quy phạm pháp luật để chấm dứt tình trạng xét xử mà không viện dẫn cơ sở pháp lý nào trong bản án.

Mặt khác, thông qua thực tiễn hoạt động xét xử của hệ thống tòa án, TANDTC giải đáp những vướng mắc của các Tòa án cấp dưới về đường lối xét xử tội phạm cụ thể hoặc việc vận dụng qui phạm pháp luật,…  để các Tòa án cấp dưới nghiên cứu rút kinh nghiệm trong xét xử, có thể coi như là án lệ, dù đó chưa phải là một quy định bắt buộc, nhưng có tính định hướng để các Tòa án cấp dưới vận dụng thống nhất trong việc xét xử các vụ án tương tự. Tuy chỉ là tài liệu lưu hành nội bộ, như trong phần “Lời nói đầu” của quyển Giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng của TANDTC  xuất bản năm 1999, có viết: “…Nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ pháp luật và nghiên cứu, Tòa án nhân dân tối cao biên tập lại các vấn đề đã được giải đáp tại các công văn thành cuốn …”. 

Mặt khác, hàng năm TANDTC đều tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn, hướng dẫn công tác xét xử, từ văn bản tổng kết hướng dẫn nghiệp vụ xét xử TANDTC kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong công tác chuyên môn của Tòa án cấp dưới. Văn bản này có thể là nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TANDTC,… Bên cạnh đó, TANDTC đã xúc tiến việc chọn lọc xuất bản dưới dạng “Sách chuyên khảo”; “Tạp chí TANDTC” nhiều và rất nhiều quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC trong nhiều lĩnh vực, gồm: Hình sự, Dân sự, Thương mại,…phục vụ cho xét xử, nghiên cứu khoa học và cho đông đảo người dân biết, vận dụng hay tham khảo. Như vậy, rõ ràng các văn bản chứa đựng nội dung có tính hướng dẫn công tác xét xử này chính là một dạng án lệ mà các Tòa án địa phương luôn vận dụng trong công tác nghiệp vụ của mình.

Tóm lại: Việc áp dụng án lệ ngoài ý nghĩa giải quyết một vụ án cụ thể còn thiết lập ra một tiền lệ để xử những vụ án tương tự sau này, do đó, sẽ tạo bình đẳng trong việc xét xử các vụ án giống nhau, giúp tiên lượng được kết quả của các vụ tranh chấp, tiết kiệm công sức của các Thẩm phán, Người tham gia tố tụng, Cơ quan tiến hành tố tụng, tạo ra sự công bằng trong xã hội. Án lệ là khuôn thước mẫu mực để các thẩm phán tuân theo vì được đúc kết, chọn lọc kỹ và mang tính chuyên nghiệp. Khi ấy thẩm phán chỉ cần đối chiếu để đưa ra phán quyết, tránh chuyện mỗi người nhìn nhận, đánh giá vấn đề một kiểu. Từ đó tránh được chuyện dư luận xã hội cho rằng việc xét xử của tòa án là không bình đẳng. Đồng thời, áp dụng án lệ còn giúp các đơn vị khi đàm phán, soạn thảo và ký kết hợp đồng giao dịch dân sự, thương mại biết phòng tránh rủi ro...

Th.S Lê Văn Sua
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

[1] Các hệ thống Pháp luật cơ bản trên thế giới (của tác giả Michel Fromont, Giáo sư đại học Panthéon Sorbon – Paris I). Dịch giả: Trương Quang Dũng, hiệu đính: Nguyễn Văn Bình; NXB Tư pháp; HN; 2006
[2] https://vi.wikipedia.org/wiki/An_le
[3] http://www.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=5413


TTO - Chánh án TAND tối cao đã công bố 6 án lệ được Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thông qua, các tòa án trên toàn quốc có trách nhiệm nghiên cứu, áp dụng trong xét xử kể từ ngày 1-6.  

TTO giới thiệu nội dung chính của 6 án lệ đầu tiên:

Án lệ số 01/2016/AL

Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 04/2014/HS-GĐT ngày 16-4-2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về vụ án “Giết người” đối với bị cáo Đồng Xuân Phương (sinh năm 1975, TP. Hải Phòng).

Khái quát nội dung: 

Trong vụ án có đồng phạm, nếu chứng minh được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ (người chủ mưu chỉ yêu cầu gây thương tích ở chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến chết người); người thực hành cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu; việc nạn nhân bị chết nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”.

Án lệ số 02/2016/AL

Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 27/2010/DS-GĐT ngày 08-7-2010 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về vụ án “Tranh chấp đòi lại tài sản” tại tỉnh Sóc Trăng giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thảnh với bị đơn là ông Nguyễn Văn Tám.

Khái quát nội dung:

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã bỏ tiền ra để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhờ người ở trong nước đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ mình, khi giải quyết tranh chấp thì Tòa án phải xem xét và tính công sức bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị quyền sử dụng đất cho người đứng tên hộ;

Trường hợp không xác định được chính xác công sức của người đó thì cần xác định người thực chất trả tiền để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và người đứng tên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ có công sức ngang nhau để chia phần giá trị chênh lệch tăng thêm so với tiền gốc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ban đầu.

Án lệ số 03/2016/AL

Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 208/2013/DS-GĐT ngày 3-5-2013 của Toà dân sự TAND tối cao về vụ án “Ly hôn” tại Hà Nội giữa nguyên đơn là chị Đỗ Thị Hồng với bị đơn là anh Phạm Gia Nam.

Khái quát nội dung:

Trường hợp cha mẹ đã cho vợ chồng người con một diện tích đất và vợ chồng người con đã xây dựng nhà kiên cố trên diện tích đất đó để làm nơi ở, khi vợ chồng người con xây dựng nhà thì cha mẹ và những người khác trong gia đình không có ý kiến phản đối gì; vợ chồng người con đã sử dụng nhà, đất liên tục, công khai, ổn định và đã tiến hành việc kê khai đất, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải xác định vợ chồng người con đã được tặng cho quyền sử dụng đất.


Án lệ số 04/2016/AL

Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 04/2010/QĐ-HĐTP ngày 3-3-2010 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” tại TP Hà Nội giữa nguyên đơn là bà Kiều Thị Tý, ông Chu Văn Tiến với bị đơn là ông Lê Văn Ngự.

 Khái quát nội dung:

Trường hợp nhà đất là tài sản chung của vợ chồng mà chỉ có một người đứng tên ký hợp đồng chuyển nhượng nhà đất đó cho người khác, người còn lại không ký tên trong hợp đồng; nếu có đủ căn cứ xác định bên chuyển nhượng đã nhận đủ số tiền theo thỏa thuận, người không ký tên trong hợp đồng biết và cùng sử dụng tiền chuyển nhượng nhà đất; bên nhận chuyển nhượng nhà đất đã nhận và quản lý, sử dụng nhà đất đó công khai; người không ký tên trong hợp đồng biết mà không có ý kiến phản đối gì thì phải xác định là người đó đồng ý với việc chuyển nhượng nhà đất.

Án lệ số 05/2016/AL

Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 39/2014/DS-GĐT ngày 9-10-2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về vụ án “Tranh chấp di sản thừa kế” tại TP.HCM giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thưởng, bà Nguyễn Thị Xuân với bị đơn là ông Nguyễn Chí Trải, chị Nguyễn Thị Thuý Phượng, bà Nguyễn Thị Bích Đào.

Khái quát nội dung:

Trong vụ án tranh chấp di sản thừa kế, có đương sự thuộc diện được hưởng một phần di sản thừa kế và có công sức đóng góp vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế nhưng không đồng ý việc chia thừa kế (vì cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế), không có yêu cầu cụ thể về việc xem xét công sức đóng góp của họ vào việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế;

Nếu Tòa án quyết định việc chia thừa kế cho các thừa kế thì phải xem xét về công sức đóng góp của họ vì yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức. 

Án lệ số 06/2016/AL

Nguồn án lệ: Quyết định giám đốc thẩm số 100/2013/GĐT-DS ngày 12-8-2013 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về vụ án “Tranh chấp thừa kế” tại Hà Nội, giữa nguyên đơn là ông Vũ Đình Hưng với bị đơn là bà Vũ Thị Tiến (tức Hiền), bà Vũ Thị Hậu.

Khái quát nội dung:

Trong vụ án tranh chấp thừa kế có người thuộc diện thừa kế ở nước ngoài, nếu Tòa án đã thực hiện ủy thác tư pháp, thu thập chứng cứ theo đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn không xác định được địa chỉ của những người đó thì tòa án vẫn giải quyết yêu cầu của nguyên đơn; nếu xác định được di sản thừa kế, diện hàng thừa kế và người để lại di sản thừa kế không có di chúc thì giải quyết việc chia thừa kế cho nguyên đơn theo quy định của pháp luật; phần tài sản thừa kế của những người vắng mặt, không xác định được địa chỉ sẽ tạm giao cho những người sống trong nước quản lý để sau này giao lại cho những thừa kế vắng mặt. 

TÂM LỤA



Việt Nam và khát vọng về một nền bóng đá hùng mạnh
ĐTQG Việt Nam tuột mất chiến thắng trước ĐTQG Iraq. Ảnh: Nhật Minh.
 (BongDa.com.vn) – ĐTQG Việt Nam đêm qua (8/10) đã có một trận đấu cực hay trước ĐTQG Iraq. Chúng ta đã may mắn cũng như xuất sắc trong cả trận đấu và nếu may mắn hơn chút nữa, thì đêm qua, Châu Á đã có địa chấn. Nhưng bóng đá là thế và… Việt Nam là thế.

Đêm qua, khi tiếng còi của trọng tài Christopher vang lên gần khu vực 16m50 và tay chỉ vào chấm phạt đền, tôi nghẹn ngào và có lẽ, hàng triệu người Việt Nam cũng nghẹn ngào, không nói thành lời. Không đầy 1 phút nữa trận đấu sẽ kết thúc, chỉ cần pha tấn công đó của Iraq bị bẻ gãy, bóng được phá thật mạnh lên trên, trọng tài sẽ nổi còi và Việt Nam sẽ chiến thắng nhà cựu vô địch Châu Á năm 2007.

Nhưng, phạt đền, mất 2 điểm và tivi… quay khuôn mặt đầy nước mắt của Công Vinh – cầu thủ mà mới ngày trước còn nói rằng “Việt Nam thắng Iraq là điều phi thực tế.”

Nhưng cũng đêm qua, công bằng mà nói, Iraq đã dồn ép Việt Nam trong gần như suốt trận đấu, nếu Nguyên Mạnh không xuất sắc, hàng hậu vệ không tỉnh táo, toàn đội không quyết tâm và thần may mắn không đứng về chúng ta, những tình huống tấn công có lẽ đã mang đến bàn thắng chứ không phải đợi đến quả phạt đền dành riêng cho Iraq ở cuối trận. Có lẽ, Iraq xứng đáng nhận quả phạt đền đó sau những nỗ lực không mệt mỏi của họ.
Việt Nam và khát vọng về một nền bóng đá hùng mạnh
ĐTQG Nhật Bản tham dự World Cup 2014. Ảnh: Internet.
Và cũng đêm qua, tôi nhớ lại câu chuyện mà cố danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang từng kể về “chiếc giày nhỏ” do các cầu thủ Nhật Bản tặng ông với hy vọng một ngày nào đó… người Nhật cũng đá bóng giỏi như người Việt Nam.

Câu chuyện xảy ra vào thập niên 1960 và 38 năm sau, ĐTQG Nhật Bản đường hoàng tiến vào Cúp Thế giới France’98, trước đó họ đã lần đầu tiên thống trị lục địa vàng với chức Vô địch Châu Á 1992. Nền bóng đá nước Nhật đã mang khát vọng quốc gia của dân tộc Nhật để đạt đến những thành tích vượt bậc đó.

Nhật Bản 40 năm sau Thế chiến đã vô địch châu Á nhưng Việt Nam 40 năm sau chiến thắng Vệ quốc chỉ vỏn vẹn một chức Vô địch Đông Nam Á. Và tôi tự hỏi, khát vọng của chúng ta có lớn như khát vọng của người Nhật khi cả hai quốc gia có cùng xuất phát điểm, cùng quãng thời gian đã trải qua?

Đêm qua, Công Vinh cùng đồng đội của anh đã chứng minh điều đó. Anh nói rằng “thắng Iraq là điều phi thực tế” nhưng chính anh đã ghi bàn dẫn trước và khóc khi chúng ta tuột mất chiến thắng ở những giây cuối cùng.

Anh nói rằng “phi thực tế” nhưng sâu trong lòng mình chắc chắn anh khao khát một chiến thắng cho anh, cho chúng tôi và cho dân tộc của chúng ta. Anh đã đúng khi nói về trình độ của hai ĐTQG nhưng anh đã không đủ can đảm để nói lên khát vọng của anh, của chúng tôi và của dân tộc chúng ta.
Chúng ta đã thi đấu một trận chiến đôi công với Iraq trên SVĐ Mỹ Đình, nơi mà trong khoảng thời gian 8 năm qua, những UAE, Qatar từng ôm hận thất bại. Sân nhà chỉ là một phần giúp phát huy hết nội lực và với những trận đấu cùng các ĐTQG hùng mạnh của Châu Á, chúng ta đã phát huy hết những nội lực to lớn của mình.
Việt Nam và khát vọng về một nền bóng đá hùng mạnh 
ĐTQG Việt Nam vô địch Đông Nam Á năm 2008. Ảnh: Internet.

Điều đó chứng tỏ rằng, khát vọng về một nền bóng đá hùng mạnh trong từng tuyển thủ quốc gia, trong từng người hâm mộ vẫn luôn cháy bỏng và đang dần đạt đến những tầm cao mới bằng chính khát vọng đó.

Điều quan trọng còn lại, liệu những nhà quản lý nền bóng đá Việt Nam có cùng mang khát vọng đó với người hâm mộ, với các tuyển thủ quốc gia. Sẽ có bao nhiêu người như Bầu Đức, bao nhiêu người như Chủ tịch VFF Lê Hùng Dũng?

Nhưng dù cho mỗi người có những mục tiêu và quyền lợi khác nhau, thì khát vọng về một nền bóng đá Việt Nam hùng mạnh mới là điều quan trọng nhất. Dân tộc chúng ta vẫn khao khát một ngày đường hoàng tiến vào Cúp Thế giới. Điều đó không phải giấc mơ, không phải “phi thực tế” nhưng là hiện thực, là thực tế với những gì chúng ta đã thể hiện đêm qua.

Người hâm mộ vẫn luôn cuồng nhiệt, tinh thần dân tộc trên đôi chân các tuyển thủ đã cháy và bây giờ, là lúc các nhà lãnh đạo của nền bóng đá nước nhà bắt đầu thực hiện khát vọng về một nền bóng đá Việt Nam hùng mạnh. Bây giờ hoặc không bao giờ.
(Bạn đọc: Nguyễn Phúc Duy Tân)


Anh chưa từng nói sẽ yêu em suốt đời.
Anh chưa từng nghĩ anh làm được điều đó.
Nhưng anh sẽ hứa, anh yêu em thật nhiều.
Yêu em không cần lý do.

Em đã mang đến cho anh những bất ngờ.
Em đã mang đến cho anh niềm hạnh phúc.
Anh sẽ giữ mãi những phút giây ngọt ngào.
Sẽ giữ cho mình anh thôi.

[ĐK]:
Xin em đừng khóc khi anh không ở bên.
Xin em đừng khóc khi đôi ta giận hờn.
Đừng để nước mắt xua đi mọi niềm vui.
Hãy để nụ cười nở trên môi của em.
Hãy cứ để anh quan tâm em ngày đêm.
Hãy cứ để anh sống với những mong chờ.
Muốn nói một điều từ sâu trong lòng anh.
Anh yêu em, chỉ vậy thôi...

Anh chưa từng nói sẽ yêu em suốt đời.
Anh chưa từng nghĩ anh làm được điều đó.
Anh sẽ giữ mãi những phút giây ngọt ngào.
Sẽ giữ cho mình anh thôi.

[ĐK]:
Xin em đừng khóc khi anh không ở bên.
Xin em đừng khóc khi đôi ta giận hờn.
Đừng để nước mắt xua đi mọi niềm vui.
Hãy để nụ cười nở trên môi của em.
Hãy cứ để anh quan tâm em ngày đêm.
Hãy cứ để anh sống với những mong chờ.
Muốn nói một điều từ sâu trong lòng anh.
Anh yêu em, chỉ vậy thôi...

[ĐK]:
Xin em đừng khóc khi anh không ở bên.
Xin em đừng khóc khi đôi ta giận hờn.
Đừng để nước mắt xua đi mọi niềm vui.
Hãy để nụ cười nở trên môi của em.
Hãy cứ để anh quan tâm em ngày đêm.
Hãy cứ để anh sống với những mong chờ.
Muốn nói một điều từ sâu trong lòng anh.
Anh yêu em, chỉ vậy thôi...

Muốn nói một điều từ sâu trong lòng anh.
Anh yêu em, chỉ vậy thôi...


1. Cuộc đời này con có gì mà dâng Chúa đâu
Những luống cày sâu trời tối mau cha chưa kịp về
Mẹ bận rộn từng ngày lo no cơm ấm áo
Có chi đâu, Ngài ơi có chi dâng Ngài.

[ ĐK ]
Con xin tiến dâng lên tình yêu mến!
Nhờ những hy sinh được êm ấm gia đình
Con xin tiến, dâng lên tình yêu mến!
Nguyện Chúa đoái thương gia đình con được bình yên.

2. Đời tuyệt vời luôn thắm nồng tình yêu thiết tha
Gương sáng mẹ cha ngày tháng qua luôn luôn hiền hòa
Mẹ dặn dò đừng buồn nhau không vui mái ấm
Mến yêu nhau đẹp sao lễ dâng lên Ngài!


Một lòng son trung dũng Ngô Tuấn hiến thân giúp vua dựng nước.
Trọng tài đức kiếm cung Lý Thái Tông sắc phong tên Thường Kiệt.
Đem quân phạt Tống bình Chiêm Thành chiến công lừng vang.
Đại Việt sông núi thiêng Lý Thường Kiệt ngàn thuở lưu danh.
Vẫn giấc mơ cuồng điên quân Tống tràn lấn biên thùy ta.
Nối chí bao hùng anh Lý Thường Kiệt dùng mưu quyết thắng.
Thủ tiết sa vòng vây Châu Khâm buồn Châu Liêm mộng tan.
Đắp đất thắng thành Châu Ung Thường Kiệt danh lừng khắp phương Nam.
Nuôi thêm bao hờn căm giặc thù chưa tính giấc mơ ngoại xâm.

Quân Tống, Chiêm Thành, Chân Lạp chung sức mưu thôn tính đất Việt.
Đêm đen trên dòng Như Nguyệt quân với dân một lòng chiến đấu.
Quân xâm lăng vỡ tan xác trôi đầy sông hờn oán kêu than.
Đêm thiêng liêng chợt nghe lời thơ như tiếng sấm vang trời cao.
Non sông Nam người Nam ngàn sau sẽ luôn chiến thắng quân thù
Quân xâm lặng Sài Lang đừng gieo tóc tang tàn mộng xâm lấn.

Qua bao nhiêu tháng năm sấm thiêng truyền còn lưu mãi vang vang.
Một dãy núi sông tổ tiên bao đời đổ máu xương.
Ngàn sau vẻ vang giống Tiên Long rạng danh bốn phương.
Hồn thiêng núi sông cháu con muôn đời còn khắc ghi.
Hùng anh tiếng thơm mãi luôn lưu truyền trang sử xanh.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẵng hành khang thủ bại hư

Ngoài giờ học trên lớp, bạn thường tự học ở đâu? Thư viện trường, ở nhà hay những quán café? Thật không dễ để tìm ra một vài không gian học tập sáng tạo, truyền cảm hứng. 

Sinh vien 'khat' khong gian hoc tap sang tao hinh anh 5
Không gian học tập đã ít...

 “Mình khó có thể tập trung khi học ở nhà. Lực hút của cái giường quá lớn, nhất là mùa đông - phải rất quyết tâm mới kháng cự lại được sự mê hoặc của nó.” – Minh Anh (sinh viên Đại học  Thủy Lợi, Đống Đa) chia sẻ.

Tâm lí của các bạn trẻ khi tìm một không gian học là để: “tránh xa cái giường” hay “nhìn mọi người xung quanh học mình mới có động lực học” hoặc “học nhóm sẽ hiệu quả hơn”, nếu yên tĩnh, có sẵn wifi, điều hòa thì quá lý tưởng.

Vào mùa thi, thư viện các trường thường chật cứng, không đủ chỗ cho sinh viên đến học. Trường Đại học Y Hà Nội là một trong số ít trường không kiểm tra thẻ sinh viên khi đến thư viện và cũng là một trong số những thư viện lớn trên địa bàn Hà Nội. Vậy nên nó thu hút không chỉ sinh viên Y đến học. Cũng chính vì vậy nên mới có chuyện “cười ra nước mắt” với cảnh tượng sinh viên chen lấn, xô đẩy nhau vào mùa thi để giành chỗ ngồi. Không biết rằng, chúng ta nên mừng vì sinh viên hiếu học, hay nên buồn vì sự “nghèo” chỗ học ở đây?

Sinh vien 'khat' khong gian hoc tap sang tao hinh anh 1
Một góc thư viện quốc gia Hà Nội.
Thư viện quốc gia Hà Nội cũng là một không gian học lí tưởng của rất nhiều bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, nó “tọa lạc” ở trung tâm Hà Nội, xa các trường đại học nên việc đi lại cũng là một trở ngại. Bạn Tùng Dương (Đại học Thương Mại, Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy) chia sẻ: “Mình thích học ở thư viện quốc gia, nhưng đi lại khá tốn thời gian nên mình chỉ lên vào ngày cuối tuần. Thêm nữa, là việc khan hiếm ổ cắm điện, hơi bất tiện cho những bạn muốn học tập và làm bài trên laptop”.

Còn khi học tại quán cafe, bạn sẽ phải đối mặt với đủ thứ âm thanh: tiếng người cười nói, tiếng pha chế đồ uống, tiếng nhạc... Điều này sẽ gây xao nhãng quá trình học của bạn. Chỉ cần tiếng gõ thìa leng keng từ ly cafe bàn đối diện hay tiếng cười rúc rích của đôi “chim sẻ” bàn bên cũng có thể làm cho tâm hồn bạn vắt vẻo trên mây và quên luôn mấy công thức lằng nhằng đang học. Mà café phí cho những buổi học thế này, một ngày thì không sao, nhưng dài ngày thì cũng là con số đáng kể cho các bạn sinh viên. 

Sinh vien 'khat' khong gian hoc tap sang tao hinh anh 2
Học tại quán cafe, bạn dễ bị xao nhãng vì những âm thanh xung quanh.
Tại TP Hồ Chí Minh, sinh viên có thể đến “Vườn học tập" - Khuôn viên của trường ĐH KHTN và trường ĐH KHXH&NV thuộc ĐHQG TP. HCM (cơ sở Linh Trung, Thủ Đức), Thư Thư viện Trung tâm (khu vực Làng Đại học), Thư viện Quốc gia (Q.1), café sách Ciao Book (Q.1), HUB (Q. Tân Bình), SnowBell (Q. Phú Nhuận), New Rich (Q. Bình Thạnh, hệ thống PNC Book của nhà sách Phương Nam... tuy nhiên vẫn không đáp ứng được nhu cầu.

Sinh vien 'khat' khong gian hoc tap sang tao hinh anh 3
Vườn học tập là không gian yêu thích của các bạn trẻ TP.Hồ Chí Minh.
Không gian học tập sáng tạo lại càng khan

Đừng nghĩ rằng chỉ dân nghệ thuật mới cần một không gian học sáng tạo. Một không gian mở, trang trí phong cách, yên tĩnh sẽ giúp bạn bật tung hứng khởi, việc học sẽ nhanh “vào” hơn, tâm lí sẽ thoải mái hơn. Dẫu biết vậy, nhưng tìm không gian học tập sáng tạo như tìm kim đáy bể, các trường trước đây khi xây dựng chú ý vào công năng sử dụng mà bỏ qua các giá trị tinh thần. Trong những năm gần đây, nhiều trường học đã nhận ra vấn đề này và khắc phục.

Ông Đinh Trí Dũng (Hiệu trưởng Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia) chia sẻ: “Khi set-up Arena, chúng tôi muốn tạo ra điều gì đó mới mẻ, đột phá, cảm hứng, kích thích các bạn học viên. Không chỉ là học, mà phải là học thật chất, học sáng tạo; không phải chỉ là trường đó còn là nhà, là nơi tụ tập bạn bè, là thư viện mở, hội thảo nhỏ, lớp học vẽ, và nghỉ ngơi, sân khấu ca nhạc cuối tuần... Ở góc độ nhà đầu tư, điều đó khá tốn kém, tuy nhiên về lâu dài sẽ làm tăng năng suất học tập cho học viên. Ngoài học viên Arena, sinh viên các trường khác có thể đến đây học hỏi làm việc, kích thích dòng chảy sáng tạo lưu thông.
Sinh vien 'khat' khong gian hoc tap sang tao hinh anh 4
Một không gian học tập rộng rãi kích thích sự sáng tạo
Phòng lab hiện đại, tiện nghi vừa là phòng học, vừa là nơi “mở cửa tự do” để học viên Arena Multimedia thực hành ngoài giờ
Sinh vien 'khat' khong gian hoc tap sang tao hinh anh 6
Thư viện sách và thư viện phim luôn mở cửa cho các bạn học nhóm.
Ngoài ra để khám phá những không gian cảm hứng bất tận, kích thích sự sáng tạo trong quá trình học tập, Arena Multimedia tặng các bạn trẻ: Chuyến đi Cảm hứng Bất tận - Khám phá Cô Tô đảo ngọc, Phú Quốc thiên đường khi đăng ký nhập học trước ngày 31/10/2014. Khóa học Quay phim miễn phí 4 buổi “Cảm hứng sáng tạo bằng hình ảnh động” cho 25 bạn đăng ký sớm.

(TN TT&GT) Thư viện với tài nguyên ấn phẩm được xem là nơi lưu giữ kinh nghiệm tiền nhân, tri thức quá khứ, vì thế nó giữ vai trò mở mang trí tuệ, giải phóng tinh thần. Trong thời đại công nghệ thông tin, điều đó càng quan trọng 

Nhu cầu mới của tri thức

Chúng ta đang sống trong thời đại kỷ nguyên internet. Thư viện có nên là một ốc đảo chỉ với các ấn phẩm hay không? Hay là nơi tiếp tục hành trình hướng đến mục tiêu tiếp cận và tổ chức thông tin cho con người.
Nếu vậy, công nghệ thông tin không phải là một đối thủ cạnh tranh mà là một đối tác, thậm chí là một đối tác chiến lược tin cậy để đi tới mục tiêu trên. Thư viện hiện đại vì thế lại trở thành con đường dẫn đến tương lai. Nhân viên thư viện vì thế thực hiện vai trò điều phối giữa một bên là dòng thác thông tin tăng trưởng nhanh chóng và một bên là nhu cầu thông tin của xã hội ngày càng bức thiết và khắt khe. Tiếp cận thông tin trong khu rừng internet, thư viện cần phải tổ chức để thông tin dễ dàng được tìm thấy, mặt khác cũng đòi hỏi việc tổ chức này không hạn chế sự tiếp cận mà càng làm tăng nguồn tài nguyên thông tin. Thư viện không còn là nơi chốn đơn độc cho người đọc lữ hành qua duy nhất một cánh rừng, đấy là cả một hệ thống “lâm sinh” liên thông giữa các thư viện, giữa các khối tri thức.

Thư viện là nơi thông tin được tổ chức, nơi dễ dàng tìm thấy thông tin, và nó chỉ có giá trị khi nó có thông tin và có người biến thông tin trở nên hữu ích. Để làm được điều đó, thư viện cần thay đổi nhận thức trong tiếp cận công chúng. Tại Thụy Điển, Peter Thuvander, một nhà thiết kế và kiến trúc sư đã xây dựng dự án thư viện trên ô tô buýt (Library bus project) để mở rộng dịch vụ cho mượn sách, tìm thông tin qua mạng… Tại Philippines, người ta thực hiện một dự án có tên rất hay là “Giấc mơ trẻ em” ở Mindanaoan. Tại đây, họ chú ý đến ý tưởng xây dựng các chương trình phát triển bạn đọc thư viện, không gian học tập toàn xã hội, đặc biệt là các thư viện thành các không gian học tập. Dự án “Giấc mơ trẻ em” vì thế đã làm nhiều hơn là việc phân phối các tài liệu giáo dục, trí thức mà còn nâng cao năng lực công chúng và các nhà quản lý địa phương, sâu hơn là thực hiện dân chủ hóa việc đọc sách.

Xã hội hóa trong thế giới phẳng

Các văn bản quốc tế đều khẳng định: Kiến thức thông tin là một trong những công cụ để phát triển con người và quyền tự do ngôn luận. Xã hội hiện đại trong bối cảnh “thế giới phẳng” đã sinh ra một quyền làm chủ mới với những kiến thức mới nổi bật, trở thành những điều kiện bổ trợ tiên quyết cho trẻ em ngày nay để chúng có thể tự lèo lái một cách tự tin trong môi trường thông tin.

Quyền tiếp cận thông tin như là một đặc tính của xã hội dân chủ? Thư viện là một thiết chế văn hóa, giáo dục, góp phần đắc lực trong việc nâng cao dân trí, giải phóng nội lực cá nhân, xây dựng tinh thần dân chủ trong một xã hội, là nơi thực thi quyền hạn ấy. Bởi vậy, nhìn từ bên ngoài, thư viện VN thiếu hẳn một triết lý để tổ chức và hoạt động. Nhà nước và các đơn vị quản lý liên quan đến thư viện đã rất cố gắng mở rộng phạm vi ảnh hưởng và tiếp cận công chúng, độc giả. Song dường như đấy là cách làm theo kiểu “ấn xuống”, áp đặt cho bạn đọc. Bởi vì ngành thư viện chưa hiểu thấu đáo về cộng đồng độc giả. Vì họ chưa quan tâm đến nhu cầu, thói quen của độc giả bằng cách làm các khảo sát, thống kê xã hội học để thu thập ý kiến của độc giả, theo từng thời điểm nhất định, ở một nhóm xã hội, một khu vực, hay một lĩnh vực… cụ thể. Trong khi đó công việc này được các nước rất quan tâm thực hiện. Vì thế, họ hiểu bạn đọc như là khách hàng. Họ dễ tính đến mức một số thư viện còn có các phòng dành riêng cho người hút thuốc, các câu lạc bộ nam nữ và cả các trò chơi điện tử… Việc gia hạn mượn trả sách của thư viện được thực hiện qua điện thoại, tài nguyên thông tin được trao đổi qua e-mail, chat. Chuyện này được các nước thực hiện đã hơn một thập niên. Nhiều thư viện đã cố gắng làm cho các phòng đọc trở nên ấm cúng và vui vẻ, đó là nơi giao lưu giữa tri thức và con người, giữa các luồng thông tin quá khứ và tương lai.

Bởi vậy, tại Việt Nam, sau Nghị định số 72/2002/NĐ-CP ngày 6.8.2002 về việc xã hội hóa hoạt động thư viện, ở nhiều địa phương như Hà Tây (cũ), Hải Dương, Bình Định, Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa-Vũng Tàu, An Giang, Tây Ninh… đã mở thêm rất nhiều mô hình thư viện cộng đồng: phòng đọc sách, bưu điện văn hóa xã, tủ sách pháp luật, tủ sách biên phòng… từ sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, của các tổ chức xã hội, các cơ sở tôn giáo, các cá nhân hảo tâm… Đã có rất nhiều thư viện cá nhân được cộng đồng hưởng ứng như: thư viện gia đình Trương Văn Huyên ở Tiền Giang, thư viện Đặng – Huỳnh ở Bến Tre, thư viện Tâm Thành ở Hải Dương, thư viện xá Phước Hải ở BR-VT… Điều này khẳng định nhu cầu đọc của nhân dân rất lớn, gián tiếp xác nhận rằng phương pháp tiếp cận cộng đồng đáp ứng đúng chỗ, đúng nhu cầu, thư viện sẽ rất có ý nghĩa, ngược lại cũng thấy rõ nguy cơ thoái hóa do thiếu khả năng tiếp cận bạn đọc của hệ thống thư viện công cộng nhà nước…

Trên một blog, một học sinh tâm sự: “Mong sao chúng tôi sớm có một thư viện luôn tràn ngập ánh sáng, luôn mở rộng cửa đón học sinh với nhiều thân thiện và gần gũi”. Đấy là những mong ước cháy bỏng, và cũng là một câu hỏi cần có câu trả lời từ các thư viện Việt Nam?

Thư viện, biểu tượng trái tim của cộng đồng
“Tiếp cận thông tin là thiết yếu để cho con trẻ chúng ta lớn lên và phát triển đến tiềm năng cao nhất của chúng. Tiếp cận thông tin làm con người mạnh mẽ và quốc gia giàu mạnh hơn. Thư viện nên được biến thành trái tim của trường học, của cơ quan và cộng đồng. Thư viện nên trở thành một nơi mà con người cảm thấy mình được chào đón, một địa chỉ mọi người muốn tìm đến viếng thăm. Thư viện là nơi người ta dựa vào khi họ muốn có thông tin về bất cứ điều gì, đối với bất cứ lý do gì. Thư viện theo tôi, nên có đủ mọi nguồn tài nguyên, ý tưởng. Tri thức không của riêng ai. Tôi nghĩ vậy”._TS. Sharon H. White
Mô hình thư viện đại học lý tưởng thời công nghệ
Theo tôi, hệ thống thư viện phải được tin học hóa. Các trường nối mạng, liên kết khai thác tài liệu với nhau. Thường xuyên cập nhật các tài liệu mới; có biện pháp khuyến khích người học, giảng viên, cán bộ quản lý khai thác. Thống kê độc giả đến hằng năm trên tổng số người học và giảng viên của trường đạt tỉ lệ cao. Có quan hệ trao đổi, hợp tác khai thác, sử dụng thông tin, tư liệu với các TV đại học lớn trên thế giới. Đảm bảo có đủ các chủng loại trang thiết bị và phương tiện học tập để hỗ trợ cho các hoạt động dạy, học và nghiên cứu khoa học, đáp ứng các yêu cầu của các ngành đào tạo…_Thạc sĩ Hoàng Ngọc Hùng (Trưởng thư viện Đại học Sư phạm Đà Nẵng)

Tuệ Lãng


Công tác người đọc hay việc tổ chức phục vụ tài liệu cho người đọc là một hoạt động của thư viện nhằm thúc đẩy, phát triển và thoả mãn nhu cầu, hứng thú đọc tài liệu thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn và cung cấp tài liệu dưới nhiều hình thức. Công tác người đọc bao gồm các hình thức tổ chức và phương pháp phục vụ người đọc ở trong và ngoài thư viện. Đồng thời công tác người đọc còn là thước đo hiệu quả luân chuyển tài liệu và tác dụng của nó trong đời sống. 

Với ý nghĩa đó “Công tác người đọc luôn được coi là công tác quan trọng nhất của thư viện. Bởi vì, thông qua công tác này vốn tài liệu quý giá của thư viện mới được sử dụng có hiệu quả, mới phát huy được tác dụng trong phát triển mọi mặt của đất nước, từ đó vị trí, vai trò xã hội của thư viện mới được khẳng định(1). Trong thực tiễn hoạt động của các thư viện và cơ quan thông tin cho thấy công tác người đọc có rất nhiều vai trò khác nhau song nổi bật là công tác người đọc được ví như “chiếc cầu” nối liền người đọc với vốn tài liệu thông qua vai trò của người cán bộ thư viện. Thông qua công tác người đọc vốn tài liệu của thư viện được khai thác, sử dụng và thư viện có thể tìm hiểu và nắm được nhu cầu đọc, nhu cầu tin của người đọc và chính điều đó là cơ sở của các hoạt động khác trong thư viện.

Nhận thức được đầy đủ vai trò và ý nghĩa to lớn của công tác phục vụ người đọc trong thư viện nói riêng và trong xã hội nói chung, trong những năm gần đây công tác phục vụ người đọc của các thư viện ở nước ta đã và đang đạt được nhiều tiến bộ trên các mặt hoạt động:

Trước đây, hầu hết các Thư viện Việt Nam như: các thư viện công cộng, thư viện chuyên ngành hoặc các thư viện trường đại học đều chọn hình thức phục vụ thông qua phiếu yêu cầu. Ngày nay với sự trợ giúp của các thiết bị kiểm soát tài liệu như camera, cổng từ,… để rút ngắn thời gian tra tìm tài liệu, chờ mượn tài liệu, giảm bớt công sức của cán bộ thư viện và đồng thời kích thích nhu cầu đọc, nhu cầu tin, tạo điều kiện cho người đọc được tiếp xúc trực tiếp với tài liệu, nhiều thư viện đã chuyển sang hình thức phục vụ tự chọn. Đây là hình thức phục vụ có nhiều ưu điểm, được áp dụng phổ biến trong thư viện của các nước tiên tiến, rất phù hợp với việc lưu thông tài liệu (mượn và trả tài liệu) trong các thư viện hiện đại có sử dụng phần mềm quản trị thư viện tích hợp cho phép quản lý người đọc và tài liệu bằng mã vạch, quản lý việc mượn, trả tài liệu qua đầu đọc (barcode scanner) cầm tay hay tự động.

Để thoả mãn nhu cầu tin của người đọc, những năm gần đây ngoài việc duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ đọc và mượn tài liệu, các thư viện đã và đang phát triển nhiều dạng dịch vụ như dịch vụ tra cứu (tham khảo – reference service), tham khảo số (digital reference service), cung cấp thông tin chọn lọc, tra cứu trực tuyến, sử dụng tài liệu điện tử với các CSDL toàn văn (tài liệu số hoá), nhân bản tài liệu, khai thác internet, giải đáp thông tin qua điện thoại, truyền tệp,… Ví dụ như Thư viện Quốc gia Việt Nam, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Học liệu - Đại học Huế, Trung tâm học liệu - Đại học Cần Thơ,… đã cho phép người đọc tra cứu CSDL thư mục từ xa; Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam, Thư viện Đại học RMIT cho phép người đọc khai thác tài liệu toàn văn trên mạng. Thư viện tỉnh Cần Thơ, Thư viện TP. Hồ Chí Minh đang cung cấp dịch vụ giải đáp thông tin qua điện thoại.

Hơn nữa, ngày nay các thư viện đã nhanh chóng ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông vào quản lý các hoạt động của thư viện, trong đó có hoạt động quản lý người đọc và lưu thông tài liệu. Phần mềm CDS/ISIS đã được các thư viện Việt Nam ứng dụng từ lâu, nhưng phần mềm này chỉ cho phép chúng ta quản lý và tra cứu tài liệu. Đến nay chúng ta đã sử dụng nhiều phần mềm tích hợp quản trị thư viện khác nhau như Libol, Ilib, và một số phần mềm của nước ngoài để quản lý việc lưu thông tài liệu và bạn đọc. Cụ thể các phần mềm này đã giải quyết được một số công việc như: ghi mượn và trả tài liệu tự động hoặc qua đầu đọc (barcode scanner) cầm tay, thống kê tài liệu, thống kê lượt đọc, quản lý người đọc qua việc mượn trả như sách quá hạn, gia hạn, đặt trước, giữ lại, cấp phát và gia hạn thẻ tại chỗ hoặc từ xa...

Để nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc chúng ta không thể phủ nhận vai trò của người cán bộ thư viện. Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về vai trò của người cán bộ thư viện, có những học giả cho rằng trong thư viện, máy móc kỹ thuật mới là điều quyết định sự thành công của thư viện, co quan điểm lại cho rằng trong thư viện người cán bộ (thủ thư) mới là quan trọng. James I. Wyer một học giả Mỹ ngay từ năm 1923 đã cho rằng người cán bộ thư viện chính là linh hồn của thư viện. Thực tiễn cho chúng ta thấy ngày nay với sự xuất hiện của một số loại hình thư viện mới như thư viện điện tử, thư viện ảo... song vai trò của người cán bộ thủ thư không mất đi mà trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đòi hỏi người cán bộ thủ thư luôn phải nâng cao trình độ thì mới có khả năng đáp ứng được các yêu cầu phức tạp và đa dạng của người đọc, người dùng tin. Nếu như trong các thư viện truyền thống, cán bộ thủ thư giữ vai trò chính trong việc trực tiếp tiếp nhận yêu cầu và lấy tài liệu phục vụ thì trong các thư viện ảo người thủ thư tiếp nhận, trả lời các yêu cầu tin, và giao tiếp với người đọc, người dùng tin qua mạng với dịch vụ tham khảo ảo 24/7, hoặc qua điện thoại... Ngày nay do nhận thức đúng đắn về vai trò của cán bộ thủ thư, nhiều thư viện luôn ưu tiên những cán bộ trẻ, năng động, có kỹ năng tra cứu thông tin, có phương pháp trao đổi với người đọc tốt phục vụ ở tuyến trước (phục vụ người đọc). Đặc biệt tại một số thư viện như Trung tâm Học liệu - Đại học Huế, Trung tâm học liệu - Đại học Cần Thơ, Thư viện trường Đại học RMIT tại Hà Nội, ngoài bàn lưu thông tài liệu (quản lý việc mượn và trả tài liệu) họ đã tổ chức được bàn tham khảo là nơi tiếp nhận và trả lời bất cứ yêu cầu tin nào của người đọc.

Bên cạnh việc chú ý đến nâng cao chất lượng cán bộ, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại cho thư viện, ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của thư viện thì công tác đào tạo người dùng tin là nhiệm vụ được các thư viện hết sức quan tâm. Người đọc, người dùng tin là một trong bốn yếu tố cấu thành thư viện và theo chúng tôi người đọc là yếu tố “trung tâm”, điều này có nghĩa là tất cả các hoạt động của thư viện suy cho cùng cũng nhằm đáp ứng được các nhu cầu đọc và nhu cầu tin của người đọc, do vậy tất cả các hoạt động liên quan đến khâu phục vụ của thư viện đều cần được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu người đọc. Theo như mục tiêu của Hội thư viện Mỹ và Úc, các thư viện không chỉ có nhiệm vụ trong việc thoả mãn nhu cầu tin của người đọc mà còn có trách nhiệm trong việc giúp cho người đọc có được những kỹ năng thông tin (information literacies) bao gồm khả năng xác định nguồn tin, tìm kiếm và đánh giá chất lượng thông tin(2). Để từng bước nâng cao trình độ sử dụng thư viện, những năm gần đây các thư viện ở Việt Nam đã có rất nhiều cố gắng trong việc đào tạo người dùng tin bằng nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể là các thư viện đại học đều mở các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện vào đầu các năm học cho sinh viên mới. Đặc biệt Thư viện Trường Đại học RMIT đã thực hiện việc hướng dẫn tra cứu CSDL cho người đọc vào chiều thứ sáu hàng tuần; hai tuần có một workshop về đào tạo người đọc sử dụng thư viện và ngoài ra còn giúp người đọc tìm kiếm thông tin theo chuyên đề. Hơn nữa, để giúp đỡ trong việc tra cứu thông tin hay tự chọn tài liệu, nhiều thư viện như Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Trường Đại học RMIT… đã dán các chỉ dẫn ở đầu các giá sách, bên cạnh máy tính dùng tra cứu, phát tài liệu hướng dẫn cho sinh viên và gửi email cho họ hoặc thiết kế các giao diện màn hình dễ sử dụng có phần trợ giúp tra cứu tìm kiếm thông tin(4).

Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng công tác phục vụ người đọc trong những năm tới các thư viện nên tập trung đầu tư vào một số mặt then chốt như:

+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quá trình quản lý người đọc và quản lý tài liệu. Các thư viện cần tăng cường mở nhiều phòng đọc tự chọn hơn nữa cùng với việc cho mượn tài liệu tự động, xem tình trạng sách, gia hạn, giữ chỗ, tham khảo qua mạng... Nếu như các thư viện tổ chức được dịch vụ mượn tài liệu tự động thì sẽ đem lại được rất nhiều lợi ích cho cả phía người đọc và thư viện, một mặt thông qua dịch vụ này thư viện sẽ giảm được số lượng cán bộ thủ thư phục vụ và làm thủ tục cho mượn, nâng cao được chất lượng, hiệu quả phục vụ trong các thư viện bằng cách loại bỏ các thao tác thủ công, đơn giản từ đó sẽ làm tăng vai trò và uy tín của thủ thư trước con mắt người đọc; mặt khác người đọc sẽ không mất nhiều thời gian trong việc chờ mượn tài liệu, họ có điều kiện được tiếp cận trực tiếp với sách, tự lựa chọn sách điều đó sẽ giúp người đọc nảy sinh nhiều nhu cầu đọc và hứng thú đọc mới, hấp dẫn với người đọc vì nó tăng tính trực quan.

+ Tăng cường đào tạo cán bộ thông tin có các kỹ năng sau:
1. Nhận dạng đúng các yêu cầu tin
2. Truy cập thông tin có hiệu quả và đúng theo pháp lý
3. Đánh giá thông tin và nguồn tin có phê phán
4. Hiểu được các vấn đề về văn hoá, chính trị, xã hội, pháp lý và kinh tế trong việc sử dụng thông tin
5. Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả với đa dạng nhóm người dùng tin
6. Có khả năng tra cứu thông tin trên mạng, sử dụng thành thạo các công cụ tham khảo, bao quát được các nguồn tin
7. Khả năng giải quyết các tình huống trong quá trình phục vụ người đọc.

+ Các thư viện nên tổ chức bàn tham khảo - mô hình mà hầu như tất cả các thư viện ở nước ngoài tổ chức. Hiện nay tại Việt Nam mô hình này đã được triển khai tại Trung tâm Học liệu - Đại học Huế và Cần Thơ, Đại học RMIT. Bàn tham khảo không chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn người đọc tra cứu cơ sở dữ liệu, sử dụng bộ máy tra cứu, hướng dẫn sử dụng thư viện của mình mà còn có nhiệm vụ tiếp nhận các loại yêu cầu tin (có thể yêu cầu tìm các tài liệu cụ thể, hoặc tìm theo chuyên đề, hoặc có thể là trả lời các số liệu thống kê, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn…).

+ Tăng cường công tác nghiên cứu nhu cầu tin định kỳ và thường xuyên xây dựng chương trình đào tạo người dùng tin hiệu quả. 

+ Trong điều kiện cho phép các thư viện đại học nên xem xét mở một số phòng tự học, phòng thảo luận nhóm vệ tinh xung quanh phạm vi phòng đọc để tạo môi trường tự học cho sinh viên, trợ giúp đắc lực cho phương pháp giảng dạy mới tức là biến quá trình học thành quá trình tự học. 

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thế Khang. Nâng cao hiệu quả phục vụ bạn đọc của hệ thống thư viện công cộng // Công tác phục vụ bạn đọc của hệ thống thư viện công cộng: Kỷ yếu hội nghị . - Lạng sơn : TVQG, 2003 . - tr.12
2. Alan Bundy. Overview in Australia and New Zealand information literacy framework : Principles, standards and practice . - ANZIIL, 2004 . - 2ed . - p3-9 
3. James I. Wyer. The soul of the library . - New York : Public library, 1923 . - p3-8
4. http://www.rmit.edu.vn/library . - tra cứu ngày 24 tháng 11 năm 2006
5. http://www.nlv.gov.vn . - tra cứu ngày 25 tháng 11 năm 2006
6. http://www.ctu.edu.vn/library . - tra cứu ngày 25 tháng 11 năm 2006
7. http://www.uct.edu.vn/thuvien . - tra cứu ngày 24 tháng 11 năm 2006
8. http://www.vista.gov.vn . - tra cứu ngày 25 tháng 11 năm 2006
9. http://www.lrc-hueuni.edu.vn/index.asp . - tra cứu ngày 24 tháng 11 năm 2006
___________________

Trương Đại Lượng - Nguyễn Hữu Nghĩa: Khoa Thư viện Thông tin, Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội 
(Nguồn: Tạp chí Thư viện Việt Nam)

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.