Chúa Bầu (Tuyên Quang, 1527 – 1699)


Thời Lê – Mạc tranh hùng (1533 – 1592) kéo dài đến một khoảng thời gian hơn 70 năm (1627 – 1699) của cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh là thời kỳ loạn lạc của dân tộc ta. Trong bức tranh rối ren của Đại Việt thế kỷ XVI – XVII, với một chút thi ca của kẻ sĩ “bình thiên hạ”, đã xuất hiện một dòng họ hùng cứ riêng một phương với thời gian gần 200 năm, nhưng ít được lịch sử nói đến, đó là Dòng họ Vũ và được dân gian gọi là “Chúa Bầu”.

Chúa Bầu là từ chỉ chung các đời dòng họ Vũ cát cứ ở Tuyên Quang suốt thời kỳ chia cắt Nam Bắc triều và Trịnh Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam. Họ Vũ nhân thời loạn tự lập ở Tuyên Quang, chống chính quyền cai trị ở Thăng Long. Thời Nam Bắc triều, họ Vũ không theo nhà Mạc mà theo nhà Lê trung hưng ở Thanh Hoá, nhưng khi nhà Lê trung hưng về Thăng Long, họ Vũ cũng không thần phục hoàn toàn. Các đời họ Vũ trấn giữ trên thành ở núi Bầu nên được gọi chung là Chúa Bầu.

Người khởi nghiệp của các chúa Bầu họ Vũ là Vũ Văn Uyên, người thuộc tỉnh Hải Dương hiện nay. Thời vua Lê Chiêu Tông, ông hùng cứ ở trấn Đại Đồng (phủ Tuyên Quang), được nhân dân đi theo. Lúc đó Lê Chiêu Tông đang gặp thời rối ren ở kinh kỳ, phong cho ông làm Đô thống sứ trấn Tuyên Quang, tước Khánh Bá Hầu. Vũ Văn Uyên đóng căn cứ tại thành Nghị Lang.

Từ đó, các đời Chúa Bầu tùy từng lúc theo Mạc hay Lê có khác, những cũng thay nhau hùng cứ vùng Tuyên Quang, truyền được đến 7 đời, 6 thế hệ. 

Chúa Bầu khởi nghiệp là do được lòng dân. Sau biết nương nhờ thời thế mạnh yếu từng lúc khác nhau của các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Mạc mà gầy dựng thanh thế, xây dựng giang sơn riêng cho mình. Nhưng sau, đến đời Chúa Bầu [Đô đốc thiêm sự Khoan Quận Công] Vũ Công Tuấn (1669 – 1699), vì vừa chống đối nhà Trịnh, không theo nghĩa phù Lê lại còn ra sức cướp bóc nhân dân mà bao đời nay theo họ Vũ, nên cuối cùng bị triều đình nhà Lê bắt giết năm 1699. 

Vậy nên câu nói “Vua, là thuyền vậy; dân là nước vậy. Nước có thể chở thuyền, cũng có thế lật thuyền” ngẫm thấy đúng hơn bao giờ hết.

Dòng họ Vũ hùng cứ gần 200 năm ở đất Tuyên Quang là do lòng dân Tuyên Quang tin theo. Vì không biết nương theo sức dân mà gây dựng cơ nghiệp, nếu đổi lại thì biết đâu họ Vũ chẳng thành một họ hoàng triều? Nhưng lịch sử phát triển là thế, thể chế nào không chăm lo cho dân, tàn ác với dân, không lấy dân làm gốc, thì sớm muộn cũng đến ngày tàn diệt.
Nhãn: ,

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.