tháng 10 2016

 

Frederik Willem de Klerk (18 tháng 3 năm 1936, Johannesburg -) là một nhà chính trị Nam Phi, từng làm tổng thống Nam Phi và là người phá bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid.
Tiểu sử

Ông sinh ra tại Johannesburg, trong một gia đình có truyền thống chính trị. Ông tốt nghiệp Đại học ngành Luật khoa năm 1958 và thành lập một văn phòng luật trong vòng 10 năm.

Năm 1960, ông được bầu vào Quốc hội Nam Phi lần đầu tiên. Sau đó, ông lần lượt trở thành Bộ trưởng Công nghệ (1979-1982), Bộ trưởng Nội vụ (1982-1985), Bộ trưởng Ngoại giao (1984-1989).
de Klerk và Mandela trong Đại hội Kinh tế Thế giới tại Davos năm 1992

Tháng 9 năm 1989,ông trở thành Tổng thống Nam Phi, thay thế nhà độc tài Pieter Willem Botha. Nhờ vị trí này, và với quyết tâm, ông đã cải cách để từng bước phá bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid. Việc ông trả tự do cho những tù nhân da màu, trong số đó có Nelson Mandela, hợp pháp hóa Đại hội Dân tộc Phi (ANC) và thương lượng để ANC từ bỏ phương pháp đấu tranh bạo động mà chuyển sang đấu tranh dân chủ, hòa bình cũng như lập hiến pháp mới, đã làm thay đổi cả nước Nam Phi.

Năm 1993, với ANC, ông thành lập một chính phủ chuyển tiếp để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau. ANC chiếm đa số phiếu, Nelson Mandela thắng cử, trở thành tổng thống Nam Phi và mở ra một kỷ nguyên mới.

Nhờ những đóng góp đó, mà ông cùng với Mandela được trao giải Nobel hòa bình năm 1993. Cũng như được báo Tạp chí Time chọn là Nhân vật trong năm 1993.

Khi Mandela thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi (thay thế ông) năm 1994, ông là phó tổng thống thứ nhất và Thabo Mbeki là phó tổng thống thứ hai trong Chính phủ Thống nhất Quốc gia.[1] Ông giữ vị trí này cho đến năm 1996, khi Hiến pháp mới đã được soạn thảo. Năm 1997, ông chuyển giao sự lãnh đạo của Đảng Quốc gia cho người khác và quyết định nghỉ hưu từ chính trị và sống ẩn dật.


Aung San Suu Kyi AC (tiếng Miến Điện: Aung San Suu Kyi (Burmese).svg; MLCTS: aung hcan: cu. krany, /ŋˌsæn.sˈ/,[2] Phát âm tiếng Myanma: [àʊɴ sʰáɴ sṵ tɕì] sinh ngày 19 tháng 6 năm 1945), là một chính trị gia người Myanmar, là lãnh tụ phe Đối lập của Myanmar, và là chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar. Trong cuộc bầu cử phổ thông năm 1990, NLD giảnh 59% tổng số phiếu và 81% (392 trên 485) ghế trong nghị viện[3][4][5][6][7][8][9]. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ được nhậm chức thủ tướng và đã bị chính quyền quân sự quản thúc tại gia trước khi cuộc bầu cử diễn ra. Bà chịu sự quản thúc tại gia của chính quyền quân sự trong gần 15 năm trong tổng số 21 năm quản chế cho đến khi được thả lần gần đây nhất vào tháng 11 năm 2010,[10] qua đó trở thành một trong những tù nhân chính trị được biết đến nhất trên thế giới.[11]

Năm 1990, Suu Kyi được trao tặng Giải tưởng niệm Thorolf RaftoGiải thưởng Sakharov cho Tự do Tư tưởng. Bà tiếp tục được trao tặng giải Nobel Hòa bình năm 1991 [12]Giải Jawaharlal Nehru cho sự Thông cảm quốc tế của chính phủ Ấn Độ cùng Giải thưởng Simón Bolívar của chính phủ Venezuela vào năm 1992. Năm 2007, chính phủ Canada công nhận Suu Kyi là công dân danh dự của Canada,[13] bà là người thứ tư có được vinh dự này.[14] Năm 2011 bà được trao tặng Huy chương Wallenberg.[15]. Hiện nay bà là hội viên danh dự của Câu lạc bộ Madrid. Ngày 19 tháng 12 năm 2012, bà được trao tặng Huân chương Vàng Quốc hội (Congressional Gold Medal), một trong hai giải thưởng cao quý nhất của Hoa Kỳ, bên cạnh Huân chương Tự do Tổng thống[16].

Ngày 1 tháng 4 năm 2012, Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ thông báo Suu Kyi đã trúng cử vào Pyithu Hluttaw, cơ quan Hạ viện của Myanmar, đại diện cho khu vực Kawhmu;[17] NLD cũng giành được 43 trên 45 ghế trống trong Hạ viện.[18] Kết quả cuộc bầu cử đã được xác nhận bởi các ủy ban bầu cử chính thức vào ngày hôm sau.[19]

Ngày 6 tháng 6 năm 2013, Suu Kyi cho biết tại trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới rằng bà muốn tham gia tranh cử vào vị trí người lãnh đạo cao nhất của Myanmar vào năm 2015[20]. Cho tới năm 2014, bà xếp thứ 61 trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất theo Forbes.[21]


Kim Dae-jung (tiếng Triều Tiên: 김대중, gọi theo tiếng Việt: Kim Tê Chung, âm Hán-Việt Kim Đại Trung[3];3 tháng 12 năm 1925 - 18 tháng 8 năm 2009) là tổng thống thứ 8 của Hàn Quốc từ 1998 đến 2003, chủ nhân giải Nobel Hòa bình năm 2000. Ông được gọi là "Nelson Mandela của châu Á"[4][5] bởi đã dành phần lớn cuộc đời hoạt động chính trị nhằm đấu tranh chống chế độ độc tài cũng như Chính sách Ánh dương ông áp dụng đối với Bắc Triều Tiên.

Mục lục

    1 Tuổi trẻ và đấu tranh chống độc tài quân sự
    2 Xây dựng nền dân chủ mới
    3 Tổng thống Hàn Quốc
    4 Những năm cuối đời
    5 Tham khảo
    6 Liên kết ngoài

Tuổi trẻ và đấu tranh chống độc tài quân sự

Các văn bản chính thức ghi ngày sinh của Kim Dae-jung là 3 tháng 12 năm 1925, tuy nhiên có nguồn cho rằng ngày sinh thực là 6 tháng 1 năm 1924, chính Kim đã đổi để tránh bị cưỡng bức tòng quân trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Hàn Quốc[1]. Ông sinh ra ở huyện Sinan, thuộc tỉnh Jeolla, nay là Jeolla Nam. Kim tốt nghiệp trường Trung cấp Kinh doanh Mokpo năm 1943 với thành tích xuất sắc. Sau khi làm thư kí cho một công ty hàng hải của Nhật, ông trở thành chủ công ty và trở nên giàu có. Ông đào thoát khỏi sự xâm lược của Bắc Hàn trong Chiến tranh Triều Tiên[6].

Kim bắt đầu tham gia chính trường từ năm 1954, dưới thời tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Lý Thừa Vãn. Ông đắc cử ghế nghị sĩ tại Quốc hội năm 1961, nhưng kết quả bầu cử bị một cuộc đảo chính quân sự do Park Chung Hee lãnh đạo[6]. Tuy nhiên ông liên tiếp đắc cử các cuộc bầu cử nghị viện năm 1963 và 1967, dần trở thành lãnh tụ phái đối lập. Do đó, ông được phái đối lập đưa ra tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1971. Ông gần như đã có thể đánh bại Park, người đoạt được thắng lợi cuối cùng bằng một chiến dịch truyền thông đầy thiên vị[7]. Tuy vậy Kim đã tỏ ra ảnh hưởng mạnh mẽ; đặc biệt ở vùng Jeolla ông nhận được tới 95% phiếu phổ thông, một kỷ lục hiện vẫn chưa bị phá ở Hàn Quốc.

Kim bị một tai nạn xe hơi nghiêm trọng sau cuộc bầu cử, mà dường như là một vụ tấn công có chủ đích (để lại thương tật vĩnh viễn cho ông ở hông). Do đó ông phải rời nước để sang Nhật, nơi ông tiếp tục lãnh đạo phong trào dân chủ chống độc tài, vốn trở nên càng mạnh mẽ bởi Hiến pháp Duy Tân năm 1972 của Park nhằm thâu tóm quyền lực độc tài. Ngày 8 tháng 8 năm 1973, sau một cuộc họp với lãnh đạo Đảng Dân chủ Thống Nhất tại Khách sạn Grand Palace ở Tokyo, ông bị một nhóm đặc vụ Hàn Quốc bắt cóc và dự định thủ tiêu nhưng sau đó đã được thả ra, điều mà về sau ông còn nhắc lại trong diễn văn nhận giải Nobel[8].

Sau đó, ông quyết định trở về Seoul, nhưng chính quyền quân sự cấm ông hoạt động chính trị và năm 1976 đã bắt giam, kết án ông 5 năm tù vì tham gia một quốc biểu tình chống chính quyền[7], từ năm 1978 án giảm xuống thành quản thúc tại gia dưới sức ép của cộng đồng quốc tế. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã gọi ông là một "tù nhân lương tâm"[9].


Sau vụ ám sát Park Chung Hee năm 1979, Kim được trao trả tự do hoàn toàn. Nhưng chỉ một năm sau, 1980, Chun Doo-hwan tiến hành đảo chính và sau đó đàn áp dã man Phong trào dân chủ Gwangju. Trong làn sóng bắt bớ thanh trừng sau đó, ông bị tuyên án tử hình với tội nổi loạn và gián điệp[10]. Nhiều tổ chức nhân quyền và quốc gia dân chủ đã vận động bãi bỏ án quyết này, trong đó Giáo hoàng Gioan Phaolô II có gửi thư cho Chun xin ân xá cho Kim[11]. Trong lúc sắp bị hành hình (bằng cách bị trói đưa lên trực thăng và quăng xuống biển), sự can thiệp muộn màng nhưng hữu ích của chính phủ Hoa Kỳ đã tỏ ra hiệu quả: án quyết giảm xuống còn 20 năm tù, và về sau trở thành trục xuất sang Hoa Kỳ. Kim Dae-jung sang cư trú tại Boston và giảng dạy với tư cách giáo sư thỉnh giảng ở Trung tâm Sự vụ Quốc tế của Đại học Harvard[12]. Trong thời kỳ này ông đã viết nhiều bài chỉ trích chính quyền quân sự trên các tạp chí uy tín. Vào năm 1985, ông quyết định trở về quê hương[13].

Xây dựng nền dân chủ mới

Trở lại Seoul, Kim lập tức đối mặt với lệnh quản thúc, nhưng tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo phe đối lập. Năm 1987, Chun Doo-hwan nhìn nhận sự phản đối độc tài của người dân, đồng ý từ chức và tổ chức cuộc bầu cử tổng thống công bằng đầu tiên ở Hàn Quốc. Phe đối lập đã không tìm được tiếng nói thống nhất, số phiếu của họ bị phân chia giữa Kim Dae-jung (27%) và Kim Young-sam (28%), khiến cho ứng viên Roh Tae-woo - một cựu tướng lĩnh được Chun đỡ đầu - chiến thắng chỉ với 36.5 % phiếu phổ thông.

Năm 1992, ông lại một lần nữa thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống, lần này là cuộc đối đầu trực tiếp với Kim Young-sam, người sáp nhập đảng của mình với Đảng Dân chủ Công lý đương quyền để lập nên Đảng Đại Dân tộc[6]. Nhiều người tin rằng sự nghiệp chính trị của Kim Dae-jung đã kết thúc khi ông rời bỏ chính trường, sang Anh và nhận một vị trí tại Clare Hall thuộc Đại học Cambridge[14]. Tuy nhiên, năm 1995 ông đã tuyên bố quay lại và tham gia vào cuộc bầu cử tổng thống lần thứ tư của mình.

Và lần này, tình thế có phần thuận lợi hơn cho ông khi công chúng đang phản đối chính sách của chính phủ trong việc vực dậy nền kinh tế khỏi cú sốc của cuộc Khủng hoảng tài chính châu Á 1997 bùng nổ chỉ ít ngày trước ngày bầu cử. Kết quả là trong cuộc bầu cử ngày 18 tháng 12 năm 1997, liên danh với ứng viên phó tổng thống Kim Jong-pil ông đã đánh bại Lee Hoi-chang-ứng cử viên được Kim Young-sam hậu thuẫn. Thắng lợi ông cũng đến một phần từ sự chia rẽ của đảng đối lập, cho phép ông đắc cử với chỉ 40.3% phiếu phổ thông[15]. Ông tuyên thệ làm Tổng thống thứ 8 của Đại Hàn Dân Quốc ngày 25 tháng 2 năm 1998, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc một đảng cầm quyền chuyển giao quyền lực hòa bình cho người đối lập chiến thắng trong một cuộc bầu cử dân chủ[6][16]

Tổng thống Hàn Quốc


Khi Kim Dae-jung mới nhậm chức, đã có những ngờ vực về khả năng điều hành của ông, người được biết tới như một nhà hoạt động dân chủ nhiều hơn là một nhà quản lý. Tuy nhiên ông đã tỏ ra xuất sắc trong vị trí của mình.

Đáp lại cú sốc của cuộc khủng hoảng tài chính (kinh tế tăng trưởng âm -5.8% năm 1998), Tổng thống Kim đã tiến hành những cuộc cải cách mạnh mẽ nhằm tái cấu trúc nền kinh tế[6]. Ông tìm cách giảm bớt những ưu đãi cho các chaebol (các tập đoàn lớn ở Hàn Quốc như Hyundai hay Samsung có quan hệ mật thiết chính quyền) trong khi tăng cường minh bạch tài chính. Năm 1999, nền kinh tế tăng trưởng trở lại 10.2 % và tiếp tục duy trì tốc độ những năm sau đó[4]. Ông cũng vận động để đưa thành luật dẫn đến sự hình thành chế độ phúc lợi xã hội đương đại ở Hàn Quốc[17][18]; trong nhiệm kỳ của ông Hàn Quốc đã đồng tổ chức (cùng với Nhật Bản) thành công World Cup 2002. Ông cũng tỏ ra khoan dung với những lãnh đạo của chế độ cũ đã từng bắt giữ và tuyên án tử hình mình.

Đối với Bắc Triều Tiên, chính quyền Kim Dae-jung thực hiện một đường lối ngoại giao mềm dẻo được biết dưới tên Chính sách Ánh dương. Trong khi lên án các hành động khiêu khích quân sự của Bình Nhưỡng, Hàn Quốc tuyên bố không có ý định tái chiếm miền Bắc bằng bất kỳ cách thức nào và tìm cách cường hợp tác giữa hai miền, tránh xung đột và chính trị hóa các sự vụ. Kết quả là các gia đình bị ly tán giữa hai miền đã có cuộc gặp gỡ hiếm hoi, các công ty Hàn Quốc được phép đầu tư có giới hạn ở miền gần biên giới hai nước và Hàn Quốc cũng như cộng đồng quốc tế có kênh tiếp cận cho mục đích viện trợ nhân đạo. Đỉnh điểm của chính sách này là hội nghị thượng định có tính lịch sử năm 2000 giữa Kim Dae-jung và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong-il[19]. Điều này đã giúp Kim Dae-jung nhận giải Nobel Hòa bình năm 2000, nhưng cũng có những chỉ trích rằng chính sách này đã che đậy các tội ác tàn bạo ở miền Bắc trong thời gian đó cũng như chuyển giao một khoản tiền lớn cho chính phủ Bình Nhưỡng nhằm đổi lấy thỏa thuận[20]. Năm 2003, Chánh văn phòng của Kim là Park Ji-won đã phải chịu án tù 12 năm với một số cáo buộc, trong đó có liên quan tới việc Hyundai trả tiền cho Hội nghị liên Triều[19].

Những năm cuối đời

Kim kêu gọi những biện phán ngăn chặn chống lại Bắc Triều Tiên để giải trừ vũ khí hạt nhân và bên cạnh đó bảo vệ cho chính sách Ánh dương của mình[21]. Ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của Đại học Portland ngày 17 tháng 4 năm 2008.

Kim Dae-jung mất ngày 18 tháng 8 năm 2009 tại Bệnh viện Đại học Yonsei ở Seoul. Nguyên nhân cái chết được cho là Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan[22]. Một tang lễ liên tôn giáo cấp quốc gia được tổ chức cho ông vào ngày 23 tháng 8 trước tòa nhà Quốc hội, với đám rước đưa thi hài ông tới Nghĩa trang Quốc gia Seoul bằng nghi thức Công giáo. Ông là người thứ 3 trong lịch sử Hàn Quốc nhận nghi thức quốc tang[23]. Một điện tín do Wikileaks tiết lộ cho thấy Đại sứ quán Hoa Kỳ vào ngày ông mất đã mô tả ông là "tổng thống cánh tả đầu tiên của Nam Hàn"[24].


Vụ người dân nhiều huyện ở tỉnh Hà Tĩnh đang chịu cành ngập lụt kéo dài do thủy điện Hố Hô xả lũ khiến dư luận cho rằng lũ thủy điện là thứ lũ nhân tai, tàn hại gấp bội so với lũ thiên tai.
 
Mấy hôm nay, chúng ta thường nghe đến hai từ "xả lũ" ấy. Nó liên quan đến nhà máy thủy điện Hố Hô ở Hà Tĩnh, trong vụ xả nước để cứu đập, gây ngập lụt nặng mấy huyện khiến người dân rơi vào thảm họa khôn lường.

Điều lạ là, dường như một bộ phận người dân vùng lũ quen chịu đựng, một số quan chức và báo chí chấp nhận việc xả lũ, cho đó là điều cần phải thế, chỉ trách nhẹ nhàng cái nhà máy thủy điện chết tiệt kia sao xả mà không thông báo trước, khiến dân chúng trở tay không kịp. Có nghĩa là, nếu có thông báo trước để dân chạy nạn thì chấp nhận, thì đồng tình cho xả thoải mái.

Không thể thế được. Về nguyên tắc, công trình thủy điện ngoài việc tích nước phát điện thì còn có nhiệm vụ chứa nước để điều tiết chống lũ, cấp nước thủy lợi cho dân sản xuất nông nghiệp chứ nó, nhà máy thủy điện hoàn toàn không có chức năng xả lũ để gây ra thảm họa 'lũ chồng lũ' để hại dân.

Thực tế cho thấy nhiều năm qua nhà máy thủy điện tích nước, chặn hết đầu nguồn, vào mùa khô khi dân vùng hạ lưu không có nước cày cấy, năn nỉ gẫy lưỡi nhà máy cũng không thèm đếm xỉa, không nhả ra một giọt. Nhiều dòng sông ở Quảng Nam và Đà Nẵng, nơi có nhiều nhà máy thủy điện nhất nước, đã diễn ra tình trạng ấy nhiều năm nay. Dân chúng, và cả chính quyền hai nơi đó, rất bức xúc trước thực tế này.

Vào mùa mưa, nhà máy thủy điện tích đủ nước, nếu mưa lớn quá sức tích chứa của nhà máy thì buộc phải xả để tự cứu mình trước. Rừng đã phá sạch, chặt trụi rồi, còn đâu mà ngậm giữ nước nên lũ hoành hành. Nhà máy thủy điện buộc phải xả lũ nên lũ chồng lên lũ, lũ thiên tai và lũ nhân tai. Chỉ có dân là lãnh đủ.

Những vùng ấy, xưa nay khi chưa có nhà máy thủy điện, thường thì dân chúng chỉ chịu lũ tự nhiên, có mạnh có yếu, nhưng không ghê gớm, kéo dài và gây thiệt hại khủng khiếp như cái thứ lũ thủy điện này. Lũ thủy điện là thứ nhân tai, tàn hại gấp bội so với lũ thiên tai.

Làm nhà máy thủy điện thì việc tích nước là điều được phép, nhưng nhà đầu tư khi thực hiện công trình phải xây đập cho chắc, nước có lớn mấy cũng chỉ được phép tràn đập chứ không được vỡ. Giả dụ đập Sơn La hay Hòa Bình cũng có thể vỡ thì người Hà Nội sẽ chìm trong nước, thành cá hết chứ chả phải chỉ mạn ngược. Không ai cho phép nhà máy thủy điện xả nước thành lũ mà chỉ cho phép xả nước để cứu dân khi hạn hán. Nhưng hầu hết các nhà máy thủy điện đã làm ngược lại. Thế nên, trách nhà máy thủy điện xả không báo trước tức là dung túng cho nó làm bậy, làm càn mà lẽ ra hoàn toàn không được làm.

Có một số vị quan chức bênh thủy điện, bảo rằng ngập do mưa lớn, thời tiết cực đoan, đừng đổ riệt cho thủy điện. Họ còn cảnh cáo, nếu thủy điện không xả lũ, để vỡ đập, còn chết nữa. Vì vậy, theo họ, xả là “đúng quy trình”. Nghe có vẻ "thuận nhĩ", nhưng xét kỹ thì là nói lấy được. Chủ đầu tư xây nhà máy thủy điện, bán điện cho người dùng chứ chả phải cho không, cũng là dạng kinh doanh buôn bán thôi, đừng kể công góp phần "điện khí hóa" đất nước. Làm cái đập phải tính khả năng chịu đựng ở mức cao nhất, chứ cứ hễ mưa lớn chứa không nổi lại xả lũ bắt dân chịu thì khác gì treo bom lơ lửng trên đầu dân, muốn thả xuống bất cứ lúc nào thì thả. Vỡ đập đương nhiên rất nguy hiểm, nhưng dọa vỡ đập để rồi trút tai ách lên đầu dân thì không thể chấp nhận được. Tính mạng, tài sản dân mới là quan trọng. Không có đập thủy điện dân không chết, nhưng có đập thủy điện để nhân tai cùng thiên tai "xả lũ" thì dân mới chết chắc.

Vấn đề là con người. Hồ chứa nước Dầu Tiếng ở miền Nam không làm nhiệm vụ thủy điện, nhưng suốt bao năm nay chưa bao giờ cố ý xả lũ hại dân, ngược lại làm rất tốt nhiệm vụ điều tiết nước, thủy lợi, chống hạn, phục vụ nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho TP.HCM. Hồ này đã từng nhiều lần chịu nguy cơ sinh tử nhưng do đập chắc chắn và nhất là nhà quản lý có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của dân nên không tính chuyện xả lũ bất chấp tài sản, tính mạng người dân như Hố Hô.

Việc này cần phải điều tra, làm rõ, minh bạch cái "quy trình xả lũ" bất chấp thảm họa, ngược lòng dân này.
Nguyễn Thông


 
(GDVN) - Dù ra đời nhờ tổ chim chích, nhưng khi vừa mới nở, Tu hú đã dùng sức mạnh đẩy chim chích non, những quả trứng còn lại rơi xuống đất, để nó độc chiếm cái tổ... 
 
 
Liên tiếp 2 ngày (8-9/10/2014) báo Vietnamnet đã đăng tải các tin tức về lao động Trung Quốc (TQ) tại Hà Tĩnh: “Hàng nghìn lao động TQ ở Vũng Áng chưa có phép [1]; Lao động TQ ở Vũng Áng: Phó mặc Nhà nước Việt Nam? ”.  [2]

Theo các bài báo, hiện số lao động Trung Quốc đang có mặt tại các công trường ở Formosa (Vũng Áng) là trên 4.000 người, tuy nhiên số được cấp phép mới chỉ khoảng trên 800 lao động.

Nhiều nhà thầu TQ chây ì, không chịu hợp tác làm thủ tục đăng ký xin cấp phép mặc dù đã đưa lao động sang từ lâu.

Cty CP kỹ thuật công trình CISDI Trung Quốc, đang thi công gói thầu lò cao số 1 và số 2 Dự án Formosa chỉ có 200 lao động được cấp phép, 300 hồ sơ đang trình và trên 500 lao động chưa có thủ tục gì. Trong lúc đó, 1000 lao động của công ty  này đã làm việc trên công trường từ lâu nay.

Các đoàn muốn vào kiểm tra thì bắt buộc phải làm việc với Formosa (chủ đầu tư) trước rồi mới đi kiểm tra công trường, chứ không kiểm tra đột xuất được. Có thể khi đó, họ (lao động trái phép) sẽ tránh, đây là ý kiến một cán bộ làm công tác bảo đảm an ninh trật tự ở Formosa.

Tại sao các công ty của TQ lại có thể xem thường luật pháp Việt Nam như vây? Những lao động không phép này nhập cảnh vào Việt Nam bằng cách nào và ai cho phép họ? Là một quốc gia có chủ quyền tại sao các cơ quan chức năng lại không thể kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất trên đất nước mình?

Để trả lời câu hỏi này hãy đọc đoạn văn sau đây trên Vietnamnet: “VietNamNet đã liên lạc với ông Lê Thành Long, Phó bí thư tỉnh ủy, Trưởng Ban chỉ đạo bảo đảm ổn định tình hình tại Khu kinh tế Vũng Áng (BCĐ 881) và ông Đặng Quốc Khánh, PCT UBND tỉnh để rõ hơn vấn đề. Tuy nhiên cả hai vị lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đều bảo đang ở Hà Nội và chưa thể trả lời thông tin gì”. [2]

Một số người Việt phải bỏ ra nhiều tiền mới sang được xứ “ruồi vàng” Angola, hay vùng có dịch bệnh Ebola ở Tây Phi (Nigeria, Sierra Leone và Liberia…) kiếm việc làm. Khi có xáo trộn chính trị, nhiều người trở về tay trắng.

Trong khi đó ông Hồ AnhTuấn - Trưởng BQL Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: “lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, năng lực nên không được tuyển  dụng” (Laodong.com.vn 26/8/2014).

Thực tế cho thấy số lao động phổ thông người Trung Quốc hiện diện nhan nhản trong các dự án do Trung Quốc trúng thầu, phải chăng ông Tuấn không biết điều này hay biết mà không dám nói?

Về phía nhà nước, đặc biệt là Bộ Lao động Thương binh & Xã hội chẳng lẽ không biết đến tình trạng thất nghiệp của hàng chục vạn cử nhân, thạc sĩ, của gần một triệu lao động đang mòn mỏi tìm việc làm?

Theo bản tin cập nhật thị trường lao động do chính Bộ LĐ-TB&XH, Tổng cục Thống kê công bố,  cuối năm 2013, cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 72.000 cử nhân, thạc sĩ.  [3]

Nếu Bộ thành lập một trung tâm dữ liệu, cập nhật thông tin những người có nhu cầu tìm việc làm theo cách cho đăng ký qua Internet thì không sợ thiếu lao động. Chẳng lẽ gần một triệu lao động trong đó có hơn 7 vạn cử nhân, thạc sĩ  lại không đủ cho một vài khu công nhiệp của Hà Tĩnh lựa chọn?

Theo số liệu thống kê của Tân Hoa Xã, mười năm trước (năm 2004) số người tìm việc làm ở Trung Quốc là 111 triệu người, năm 2011 con số này là 250 triệu người (baotintuc.vn  24/7/2012).

Đưa lao động phổ thông sang Việt Nam, Trung Quốc đang thực hiện chiến lược một mũi tên hai mục đích, một mặt giải quyết nạn thất nghiệp trong nước, đẩy khó khăn sang Việt Nam, làm trầm trọng thêm nạn thất nghiệp tại Việt Nam, mặt khác trong số hàng vạn lao động đó ai mà biết được có bao nhiêu người dùng vỏ bọc lao động để che giấu các hoạt động không được pháp luật Việt Nam cho phép?.

Một bài đăng trên báo Đời sống và Pháp luật viết: “Mặt khác, ý thức kỷ luật của lao động Trung Quốc kém, gây mất an ninh trật tự địa phương như: trộm cắp, say rượu, tranh chấp công việc... Một số lao động Trung Quốc lấy vợ Việt Nam nhưng không làm thủ tục đăng ký kết hôn’. [4]  


Công nhân Trung Quốc tại Dự án Formosa, đa số là lao động phổ thông (Laodong.com.vn)
Tình trạng hôn nhân bất hợp pháp như nêu trên  đã dẫn tới việc hình thành các xóm, phố người Hoa mới tại Việt Nam, điều này đã được đề cập trên báo Daibieunhandan.vn trực thuộc Văn phòng Quốc hội: “Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội Nguyễn Thanh Hồng nêu thực trạng: “lao động phổ thông người Trung Quốc tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân đã hình thành một làng ngay gần khu vực nhà máy. Nhiều nhà hàng, quán ăn ở đây cũng xuất hiện nhiều chữ Hoa trên bảng hiệu”. [5]

Sự xâm chiếm lãnh thổ bằng vũ lực bị cả thế giới lên án, sự gặm nhấm trên biển theo kiểu “lát cắt xúc xích” cũng không thể che đậy trước những cặp mắt cảnh giác. Vấn đề là tại sao sự gặm nhấm theo kiểu chim “tu hú”  lại dễ dàng được chấp thuận như vậy?

Cách hành sử tàn ác của chim tu hú non Endynamis scolopaceav Ảnh: Phùng Mỹ Trung
Nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ “Khi con tu hú” năm 1939 đã cho người đọc cảm nhận về chim Tu hú như một loài chim thân thương, gắn với những hình ảnh thật đẹp: 

Khi con tu hú gọi bầy,
Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần...

Có lẽ Tố Hữu cũng không ngờ ông đã đưa vào thơ hình ảnh một loài chim mà ngày nay người ta buộc phải gọi là loài gian hùng, xảo quyệt, ác điểu: “Tu hú mái tìm một tổ chim chích đã đẻ trứng đẻ vào đó một quả trứng của mình. Tu hú non mặc dù mới nở còn đỏ hỏn, mắt còn chưa nhìn thấy ánh sáng đã thể hiện bản lĩnh của một ác thủ. Nó nhanh chóng dùng sức mạnh cơ bắp, đôi cánh và phần lưng để đẩy những con chim chích non tội nghiệp mới nở cùng những quả trứng còn lại văng ra khỏi tổ. Âm mưu của nó là độc chiếm nguồn thức ăn của cặp chim chích bố mẹ nuôi dưỡng bầy con”. [6]

Một điều kỳ lạ là hễ bị hỏi, hễ bị chất vấn thì người trả lời luôn nêu những sự không đồng bộ của pháp luật, luôn đổ cho chưa có chế tài xử lý như ý kiến của Giám đốc Sở LĐTB & XH Bình Thuận Nguyễn Thanh Hồng: “việc quản lý người lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động Trung Quốc ở Bình Thuận rất khó khăn bởi thiếu nhiều chế tài; việc xử phạt cũng khó bởi trong Nghị định 102 và Thông tư 03 chỉ nói không đủ điều kiện thì trục xuất, nhưng ai trục xuất thì không nói rõ”. [5]

Những người có trách nhiệm ở Hà Tĩnh, Bình Thuận và nhiều nơi khác phải chăng chỉ vì muốn khu công nghiệp trên địa bàn sớm hoàn thành mà buông lỏng quản lý hay còn vì lý do nào khác? Phải chăng chính những lãnh đạo địa phương chứ không ai khác đang tiếp tay cho tình trạng lao động chui tràn lan trên địa bàn mình quản lý?

Nếu các cấp chính quyền còn chần chừ, còn đổ cho pháp luật chưa hoàn chỉnh, thiếu chế tài xử lý người lao động nước ngoài thì người lao động Việt sẽ như chim Chích, sẽ còn bị hất văng khỏi cái tổ mà chính mình dựng nên để nuôi nấng bầy con của mình.

Hãy làm ngay bất kỳ việc cần thiết để ngăn chặn Tu hú tiếp tục đẻ trứng vào tổ của loài chim Chích, hãy chỉ cho chim Chích bố mẹ biết con ác điểu non đó không phải là con mình để kịp làm cái tổ mới, để mà duy trì nòi giống.

Tài liệu tham khảo:
[1]http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/200983/hang-nghin-lao-dong-tq-o-vung-ang-chua-co-phep.html
2. http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/201204/lao-dong-tq-o-vung-ang--pho-mac-nha-nuoc-vn-.html

[3 ]http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/vi-sao-co-toi-72000-cu-nhan-that-nghiep-854404.htm
[4] http://www.doisongphapluat.com/kinh-doanh/doanh-nghiep/bai-17-lao-dong-chui-trung-quoc-long-hanh-a38836.html
[5] http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=69&ItemId=321865&GroupId=2386
[6] http://www.vncreatures.net/new_9.php
 
XUÂN DƯƠNG
 
 


Quảng Bình “chốt” thiệt hại vụ Formosa hơn 2.138 tỉ đồng

TTO - Đó là số liệu vừa được “chốt” vào ngày 12-10 giữa tỉnh Quảng Bình và đoàn công tác liên bộ do ông Nguyễn Ngọc Oai - phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản làm trưởng đoàn. 

Số liệu trên thể hiện qua việc hướng dẫn và giám sát thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân Quảng Bình do sự cố môi trường biển mà Formosa gây ra. 

Để có số liệu thiệt hại một cách chính xác, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức nhiều cuộc họp xác định rõ hơn 26.670 lao động trực tiếp, gần 10.670 lao động gián tiếp ở bảy nhóm bị thiệt hại (khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối, kinh doanh thủy sản ven biển, dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ du lịch thương mại ven biển và thu mua, tạm trữ thủy sản.

Qua thống kê, thẩm định, thẩm tra việc kê khai và áp giá bồi thường cho ngư dân và các đối tượng, cơ quan chức năng đã đưa ra con số thiệt hại 2.138 tỉ đồng. Trong đó, thiệt hại lớn nhất là khai thác thủy sản 1.171 tỉ đồng, nuôi trồng thủy sản 320 tỉ, sản xuất muối 18 tỉ… 

Ông Lê Minh Ngân - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cho biết vẫn có một số khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ trong việc xác định thiệt hại của người dân như hướng dẫn số 6851 và 7433 của Bộ NN-PTNT có sự khác nhau về phạm vi và đối tượng thiệt hại, định mức bồi thường cho tàu cá xa bờ được ban hành thấp hơn nhiều so với đề xuất của tỉnh, việc thẩm định và hỗ trợ lãi suất đối với cơ sở thu mua gặp khó khăn do không có căn cứ pháp lý...

Vì vậy, tỉnh đưa ra các kiến nghị, đề xuất để đoàn báo cáo Chính phủ nhằm có sự điều chỉnh phù hợp trên tinh thần bồi thường đúng quy định, không bỏ sót đối tượng nào. 

L.GIANG

Sở hữu công ty cả trăm triệu USD nhưng mỗi tháng, cô chủ người Mỹ chỉ tiêu không quá 1.000 USD (22 triệu đồng) cho ăn uống và sắm đồ.

Jessica Mah là CEO và đồng sáng lập của inDinero, một công ty kinh doanh phần mềm quản lý tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ. Cô cho rằng chính giai đoạn túng thiếu trong cuộc sống đã giúp mình tạo lập được thói quen tốt về tiền bạc. Dưới đây là chia sẻ của Jessica Mah trên Cosmopolitan về cách chi tiêu của cô, từ thủa cơ hàn tới khi đã thành triệu phú.

Tôi đồng sáng lập inDinero từ thời sinh viên. Dù tạo lập một công ty tài chính, bản thân tôi lúc ấy chẳng có tiền. Tôi đã vay bố mẹ gần 2.000 USD mỗi tháng để trang trải tiền thuê nhà, mua đồ tạp hóa cho tới tận 4 năm trước, khi công ty bắt đầu ổn định.

Năm nay, inDinero có 200 nhân viên và 5 văn phòng, đạt thu nhập ở mức 8 con số, vì vậy tôi không cần dè sẻn từng xu hay vay bố mẹ nữa. Nhưng thói quen từ thời gây dựng công ty đã giúp tôi quản lý tài chính cá nhân tốt.

26 tuổi, Jessica Mah đang điều hành một công ty triệu đô ở Mỹ. Ảnh: Cosmopolitan.

Đầu tiên, tôi học cách tự kiểm soát số tiền mình có. Khi chưa kiếm đủ tiền để trang trải chi phí thuê nhà, tôi đã dành rất nhiều thời gian để đọc sách và nghe các chương trình nói về quản lý tài chính. Tôi nhớ mãi lời khuyên như "thay vì cố gắng theo kịp người khác, hãy sống giản dị ở hiện tại để sau này nhận phần thưởng xứng đáng". Ý tưởng đó đã giúp tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn khi bắt đầu xây dựng công ty và chỉ sống bằng mỳ ăn liền.

Khi đã tự lo được cho bản thân, tôi định ra hẳn ngân sách cụ thể cho cả năm, bao gồm mọi khoản - kể cả chính xác số tiền chi cho mỗi bữa ăn. Tôi dành 7 USD cho mỗi bữa trưa và 21 USD cho mỗi bữa tối và tự nấu ăn. Có lần, tôi còn tranh cãi với người bạn cùng phòng giữa cửa hàng tạp hóa về việc mua một lọ hành ngâm giấm vì cả hai sắp hết tiền.

Tôi định ra ngân sách này không chỉ để khỏi vung tay quá trán mà còn sử dụng nó như một động lực. Khoản lớn nhất tôi tiêu là bay từ California về New York để thăm bố mẹ và nhiều lần tôi muốn mà không có đủ tiền để đi. Vì vậy, tôi hình dung xem mình cần bao nhiêu tiền để có thể về thăm nhà khoảng 6 lần một năm và cố gắng thực hiện được việc ấy.

Ngày nay, hầu hết các khoản tiêu của tôi là dành cho đi lại nhưng nó thường là chi phí công tác và được ngân sách công ty chi trả. Tôi vẫn giữ mức chi tiêu cá nhân cho thực phẩm và quần áo ở dưới 1.000 USD (khoảng hơn 22 triệu đồng) mỗi tháng. Gần đây, trợ lý của tôi định đặt một bữa ăn sushi tại nơi có giá 250 USD (khoảng hơn 5,5 triệu) mỗi suất và tôi nói "không" ngay vì quá đắt đỏ.

Những năm túng thiếu và sống tiết kiệm dạy tôi rằng chẳng có lý do gì phải thay đổi lối sống chỉ vì kiếm được nhiều tiền hơn. Công ty của tôi hiện đủ lớn mạnh để trả cho tôi một khoản lương cao nhưng tôi dành hầu hết để đầu tư trở lại.

  
Tôi chỉ dùng 0,5% tài sản để duy trì nhu cầu cơ bản trong cuộc sống và thực hiện những sở thích riêng, còn 99,5% còn lại dùng để tiết kiệm và đầu tư. Tôi cũng góp khoảng 10% thu nhập chịu thuế của mình vào việc làm từ thiện.

Việc chi tiêu dựa vào mức thu nhập hiện nay khá phổ biến: Nếu bạn kiếm nhiều hơn, bạn tiêu nhiều hơn. Tôi thấy điều đó cũng len lỏi vào cuộc sống của mình và tôi không thích như vậy. Chẳng hạn, tôi đã mua một chiếc ôtô điện Tesla để thay cho chiếc Toyota Camry cũ và thuê một căn hộ đẹp nhìn ra vịnh San Francisco. Nhưng tôi quyết định chỉ dừng ở đó. Tôi đọc lại nhật ký từ vài năm trước của mình, ngày còn phải đi vay - khi tôi viết về cảm giác tự do và hạnh phúc dù vẫn còn đang nợ nần. Và bây giờ, tôi cảm thấy mình chịu nhiều căng thẳng hơn, thậm chí ít hạnh phúc hơn so với khi chẳng có gì.

Điều đó giúp tôi hiểu rằng mình đã có mọi thứ cần để hạnh phúc. Tôi nhắc bản thân rằng có nhiều hơn không khiến tôi hạnh phúc hơn. Nó dường như sẽ chỉ khiến tôi lãng phí nhiều thêm. 

Tôi nghĩ thói quen chi tiêu của bạn thường chịu áp lực bởi những người xung quanh và tôi ghét cảm giác đó. Chẳng hạn, bạn trai tôi lãnh đạo một công ty tỷ đô và tôi tưởng anh ấy sẽ thích vào những nhà hàng sang trọng và mua những đồ đắt tiền nhưng chúng tôi lại thực sự thoải mái hơn khi ăn ở một quán nhỏ - và thấy các món vẫn ngon.

Đôi khi tôi cũng tiêu phóng tay. Đó là sở thích riêng và chi phí cho nó cũng quan trọng. Với tôi, đó là các chuyến bay.

Tôi thích bay - và tôi biết đó là một sở thích tốn kém - nhưng tôi sẵn sàng tiêu tiền cho việc này. Tôi dành 2000 USD mỗi tháng để bay nhưng như vậy vẫn rẻ hơn nhiều so với việc mua một chiếc phi cơ riêng. 

Mẹ tôi, người đến nước Mỹ với bàn tay trắng, từng nói thế này: "Kiếm nhiều tiền mà làm gì nếu con không thể tận hưởng thứ mình thích?". Với bà, du lịch và những kỳ nghỉ là những thứ đáng vung tay. Bà có thể ăn đồ thừa và tiêu dè từng xu vào những thứ khác để mỗi năm có được một kỳ nghỉ tuyệt vời. Việc đó khiến bạn cảm thấy công việc của mình rất đáng giá khi có thể hưởng trái ngọt từ sức lao động của bản thân.



“Khá bất ngờ, Fernando đón nhận nụ hôn cháy bỏng của Kim một cách bối rối nhưng không vụng về. Anh ngưng lại, âu yếm nhìn vào mắt cô rồi chủ động hôn cô với tất cả đam mê. Kim nghe tiếng những con sẻ ríu rít hân hoan, lũ sóc trên cao gọi nhau phấn khich và những con cá dưới suối quẫy đuôi vui mừng. Dường như cả hai đã chờ đợi điều này quá lâu sau tất cả những bất đồng họ cố tạo ra để che giấu tình cảm của mình”.

Đoạn trích trên là phần cuối chương 5 của tiểu thuyết Oxford thương yêu của nhà văn Dương Thụy. Tiểu thuyết là câu chuyện tình lãng mạn, ngọt ngào và chất chứa đầy đủ những cung bậc cảm xúc của một cô gái du học sinh Việt Nam mạnh mẽ, thông minh, đầy nỗ lực và chàng tiến sĩ người Bồ Đào Nha tài giỏi, điển trai, tháo vát luôn kín đáo hết lòng giúp đỡ mình trên con đường du học ở nước Anh xa xôi.

Kim – tên của cô gái du học sinh, bắt đầu hành trình tại Oxford với quyết tâm hoàn thành xong chương trình học trong vòng một năm với những buổi sáng ngủ nướng và các bữa ăn được lên kế hoạch chu đáo cả tháng với… đồ hộp. Fernando – chàng tiến sĩ trẻ tài năng, bắt đầu hành trình tìm đến tình yêu đời mình với cô gái Việt Nam bằng việc bắt cô gái phải chạy bộ quanh sân vận động của trường ba vòng mỗi buổi sáng cùng với mình và một thời khóa biểu dày dằng dặc do anh vặt ra cho cô.

Tình yêu sở dĩ là đề tài muôn thuở của nhân loại là bởi vì nó chưa bao giờ có lý do vì sao nó bắt đầu và tại sao nó phải kết thúc? Vì vậy, trong câu chuyện tình lãng mạn giữa những bức tường nhuộm màu trăm năm của ngôi trường Oxford cổ kính, giữa căn phòng ngăn nắp và tình tế mang đầy chất quyến rũ đàn ông và giữa mùa đông đầy tuyết trắng London mang theo những nỗi niềm chờ đợi, hy vọng, mong ước, ngậm ngùi hay tiếc nuối của người đến sau… tác giả Dương Thụy đã khắc họa một chuyện tình đẹp giữa Kim và Fernando bên cạnh những hình ảnh Mauricio, David mang đầy tâm sự cùng yêu thương với cô gái Á Đông. 

Bằng những trải nghiệm của cuộc sống du học sinh thực tế, Oxford thương yêu đã được tác giả Dương Thụy khắc họa đậm nét những niềm vui, nỗi buồn nhưng đầy lãng mạn, yêu thương và nỗ lực của những người du học sinh Việt Nam mang trong mình khát vọng, ước mơ, hoài bão học tập để trở về cống hiến cho Tổ quốc. Tác phẩm thật sự đáng đọc vì không chỉ mang đến cho chúng ta thêm một chuyện tình lãng mạn và giản dị của tình yêu, mà còn mang đến cho chúng ta một cách nhìn chân thực đầy nỗ lực của những người mang trong mình ước muốn trở thành du học sinh.

“Việt Nam với nhịp sống bận rộn trong cơn chuyển mình sang một tầm cao mới đang chuẩn bị đón một người con hăm hở trở về, và còn một người khác hy vọng tìm thấy ở đó những cơ hội mới, hứa hẹn có thể làm nên những điều kỳ diệu…” – “người con hăm hở trở về” đó, có thể là bạn lắm chứ!?

(Người điểm sách: Nguyễn Phúc Duy Tân – npdtan@hcmus.edu.vn)


“… Phát triển và duy trì một quan điểm kiên định dù đối diện với thành công hay nghịch cảnh; kiến tạo và gặt hái thành công; thấu hiểu những giới hạn của con người và biết khi nào nên gò cương và khi nào cần nới lỏng cương đối với cả cộng sự lẫn đối thủ”.
 
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm Quyền lực, tham vọng, vinh quang. Tác phẩm được ra đời với sự cộng tác giữa Steve Forbes – chủ tịch, giám đốc điều hành và tổng biên tập của Forbes Media cùng với giáo sư chuyên ngành lịch sử cổ đại John Prevas của trường đại học Eckerd, Florida.
Quyền lực, tham vọng, vinh quang ra đời và đưa ra những so sánh thú vị giữa sáu nhà lãnh đạo vĩ đại của thế giới cổ đại với các nhà lãnh đạo kinh doanh trong thời hiện đại.  Ví dụ như họ có những sự giống nhau trong việc đưa ra tầm nhìn và biến nó thành hiện thực – điều mà Cyrus Đại đế đã làm và Jack Welch cùng John Chambers đã thực hiện để xây dựng vương quốc kinh doanh của mình, họ giống nhau ở chỗ: họ là hiện tượng chứ không phải quy luật.
Hay một con người đã trở thành vĩ đại khi xây dựng một Đế quốc La Mã bằng tham vọng của chính mình – Julius Caesar. Ông đã thành công, người ta xưng tụng thành công đó đến nỗi đã khiến ông tin rằng mình là thánh sống, rồi mờ mắt trước những hiểm họa xung quanh. Ai có thể ngờ Julius Caesar lại chết dưới những mũi dao găm của đồng đội mình giống như cái chết của đế chế bảo hiểm AIG. Hank Greenberg đã xây dựng đế chế AIG đầy tham vọng và rồi diệt vong dưới những “mũi dao găm kinh doanh” của các giám đốc dưới quyền ông.
Alfred Sloan đã xây dựng đế chế GM bằng cái nhìn tỉnh táo, khiêm tốn, lắng nghe và thấu hiểu những giới hạn. Chính sự lắng nghe những giới hạn của cộng sự và đối thủ, cùng với sự khiêm tốn đã khiến cho GM từ năm 1908 đến nay vẫn đang chi phối ngành kinh doanh ô tô thế giới. Đó là những điều mà Hoàng đế Augustus đã thực hiện để đế quốc La Mã thời kỳ hậu Caesar vẫn tồn tại thêm hàng thế kỷ nữa.
Quyền lực, tham vọng, vinh quang là cái nhìn và sự liên tưởng chân thực, độc đáo từ những bài học giá trị trong quá khứ mà bất kỳ ai đã từng nghe về những con người vĩ đại như Caesar, Hannibal, Alexander Đại đế, Xenophon… nên tìm đọc.
“Nghiên cứu về các nhà lãnh đạo thời cổ đại sẽ không thể cung cấp cho chúng ta những hướng dẫn cụ thể đảm bảo cho thành công, nhưng nó sẽ cho chúng ta những ví dụ và những bài học thực tế của cuộc sống để có thể định hướng tổ chức của mình hiệu quả hơn và hoàn thành các trách nhiệm của bản thân”.
  
(Người điểm sách: Nguyễn Phúc Duy Tân – npdtan@hcmus.edu.vn)

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.