Theo quan điểm của ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HĐQT Hugaco, vốn FDI sẽ giúp ngành dệt may phát triển được những khâu sản xuất mà trong nước chưa đầu tư được
Cần phải coi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là cơ hội để thu hút vốn FDI và DN hãy xem dòng vốn này là tài nguyên để nuôi ngành công nghệ dệt may Việt Nam phát triển.
Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch HDQT Tổng công ty cổ phần Dệt May Hưng Yên (Hugaco) chia sẻ quan điểm như vậy tại Tọa đàm trực tuyến: “Các giải pháp giúp doanh nghiệp dệt may hưởng lợi lớn nhất từ TPP” vừa diễn ra, khi nói về cơ hội của ngành dệt may, của các doanh nghiệp nội trước làn sóng vốn FDI chảy mạnh vào ngành dệt may.
“Cần bàn thêm về vấn đề hưởng lợi của nước ngoài. Hãy thử làm phép so sánh, Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một doanh nghiệp lớn, nhưng vốn điều lệ chỉ có hơn 5.000 tỷ đồng, trong khi một doanh nghiệp FDI như Texhong, họ thực hiện một dự án tại Việt Nam 450 - 500 triệu USD. Thế để thấy, với tỷ lệ vốn nhỏ như vậy, trong kinh doanh, ta được một phần thì nước ngoài được 4 phần. Công nghệ ta cũng kém hơn nước ngoài. Đó cũng là thách thức của lực lượng lao động và doanh nghiệp Việt Nam. Tôi quan niệm, TPP là cơ hội để chúng ta phát triển. và càng không nên nghĩ là ta mất cơ hội, mà hãy coi đó là tài nguyên để nuôi ngành công nghệ dệt may bứt phá.
Liên quan đến việc thời gian gần đây có nhiều Tập đoàn đa quốc gia tới Việt Nam đầu tư, ông Dương cho rằng, không nên quá lo vì các tập đoàn lớn vào Việt Nam để chiếm hết thị phần của doanh nghiệp nội địa. Doanh nghiệp thừa hiểu rằng, các tập đoàn đó chỉ nhằm vào những nguồn hàng đơn giản như sơ mi nam và các loại sợi đơn giản bởi họ không có thị trường trong khi Việt Nam chuyên làm những mặt hàng phức tạp như áo jacket trong khi doanh nghiệp Hàn Quốc thì không làm được như ta.
“Lợi thế của chúng ta là tâm lý của người Việt, chúng ta hiểu hơn nên chắc chắn chúng ta thắng họ. Chúng ta không nên quá bi quan khi cho rằng họ vào đây để chiếm hết thị phần của chúng ta”.
Ông Trương Văn Cẩm, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng cho rằng, dệt may là ngành thâm dụng lao động, Hiệp định TPP sẽ có một số tác động rất rõ ràng, như giúp ngành dệt may tăng trưởng xuất khẩu. Tạo việc làm, giải quyết vấn đề lao động, nhất là lao động nông thôn, do lao động dệt may không đòi hỏi nhiều lao động lành nghề, kỹ năng cao như một số ngành khác.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam là một doanh nghiệp lớn, nhưng vốn điều lệ chỉ có hơn 5.000 tỷ đồng, trong khi một doanh nghiệp FDI như Texhong, họ thực hiện một dự án tại Việt Nam 450 - 500 triệu USD. Thế để thấy, với tỷ lệ vốn nhỏ như vậy, trong kinh doanh, ta được một phần thì nước ngoài được 4 phần. Công nghệ ta cũng kém hơn nước ngoài.
TPP cũng tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài để cơ cấu lại ngành dệt may vốn yếu ở khâu đầu tư thượng nguồn, tức là sợi, vải, nhuộm hoàn tất, do yêu cầu xuất xứ từ sợi trở đi.
Quan trọng hơn, TPP thúc đẩy cải cách thể chế tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh hơn, minh bạch hơn. Tác động tiêu cực có thể dự báo là đầu tư nước ngoài sẽ lấn át đầu tư trong nước, và họ mới là người hưởng lợi nhiều nhất từ TPP, nếu các doanh nghiệp trong nước không hợp lực, liên kết để phát triển
Xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường TPP hiện chiếm tới 65% tổng kim ngạch. Năm 2015, xuất khẩu vào thị trường TPP đạt gần 15 tỷ USD, trong đó Mỹ 11 tỷ USD Nhật Bản 2,8 tỷ, còn lại là các thị trường khác.
“Khi thuế suất về 0%, các doanh nghiệp dệt may sẽ tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh, dự báo kim ngạch xuất khẩu vào TPP trong những năm tới có thể tăng 15 - 20%/năm”, theo ông Cẩm.
Đăng nhận xét