Lịch sử chống Trung Quốc xâm lược của người Việt Nam.


Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từ thời dựng nước trong buổi hồng hoang đến nay, không có triều đại nào là thoát khỏi sự xâm lược của các triều đại Trung Quốc.

Thời huyền sử Hùng Vương, 18 đời cũng nhắc đến chuyện giặc Ân, giặc Tần sang xâm lược nước ta. Lúc đó, lại có những vị anh hùng đầu tiên ra tay cứu nước như Lý Ông Trọng đánh gặc Tần, Thánh Gióng đuổi giặc Ân.

Thời Âu Lạc An Dương Vương, Triệu Đà người Hán mấy lần mang quân sang chiếm, cuối cùng ly gián mà lấy được nước của người Việt. Đây cũng là lúc mở ra thời kỳ đau thương hơn 1.000 năm bị người Hán Trung Quốc đồng hóa, nô lê cho thành một bộ tộc trong quốc gia của riêng họ.

Trải qua hơn 1.000 năm, nhìn lại mới thấy cả một đêm trường nô lệ tang thương, nhưng rồi dân tộc cũng đến ngày độc lập, tự chủ...

Trong hơn 1.000 năm đó, nào những Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Bố Cái Đại Vương, Khúc Thừa Dụ... là những vị anh hùng tiêu biểu cho một thời kỳ bi hùng và quật cường của dân tộc. Các vị đã lãnh đạo nhân dân Lạc Việt đứng lên chiến đấu, kiên cường đòi lại tự do đang bị người Hán tước đoạt và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Tất cả đều thất bại, như hàng trăm cuộc khởi nghĩa khác trong đêm trường nô lệ ấy. Nhưng chưa bao giờ ngọn lửa khao khát độc lập trong lòng dân tộc Việt này bị dập tắt hay lụi tàn.

Năm 938, Ngô Vương Quyền đại phá quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt hơn 1.000 năm đô hộ Trung Quốc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ của dân tộc Việt.

Nhưng nền tự chủ của nước nhà còn phải chờ mãi đến 30 năm sau, khi ngoại xâm đã dẹp, nội chiến cũng bình định xong, Người Anh hùng cờ lau Đinh Bộ Lĩnh mới chính thức lên ngôi, xưng mình Đinh Tiên Hoàng Đế, chính thức chấm dứt không chỉ thời kỳ mất tự chủ, mà còn chính thức mở ra một trang sử mới của dân tộc: từ đây người Việt xưng đế, hùng cứ một cõi trời Nam, qua khứ nô lệ đã dẹp tan, người phương Bắc đời đời không được sang đây nữa.

Nhưng khát khao và ước ao độc lập, tự chủ, hòa bình chưa bao giờ thôi mãnh liệt trong lòng người Việt như thế nào, thì tư tưởng và mộng bá quyền bành trướng cũng vẫn chưa khi nào thôi dập tắt trong lòng những người lãnh đạo phương Bắc như thế ấy.

Năm 981, nhà Tống vững mạnh ở phương Bắc, liền kéo quân sang xâm lược Đại Cồ Việt. Dân tộc ta lại có người anh hùng Lê Hoàn lãnh đạo toàn dân đánh lui giấc mộng đưa người Việt trở lại con đường nô lệ của người Hán.

Năm 1077, nhà Tống lần thứ hai kéo đại quân sang xâm lược nước ta trong triều đại thống trị của họ. Người Anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt mà hai năm trước đó đã oai hùng tiến thẳng đại quân sang đất Tống, nay lại uy hùng, sừng sững bên bờ sông Như Nguyệt chặn bước tiến của giặc ngoại xâm. 

Trong đêm ấy, trong đêm linh thiêng của con sông Như Nguyệt đang phản chiếu ánh trăng dằng dặc u mặc của một hoài niệm đưa người Việt trở về đêm trường nô lệ nơi người Hán, Bài Thơ Thần "Nam quốc sơn hà" đã vang vọng như tiếng chuông đánh dội cả bốn bể, đến tận cùng trời cuối đất, khẳng khái nêu lên: từ đây Nước Nam là của Vua Nam, giặc sang xâm phạm, sẽ bị đánh tơi bời.

Không tính ba lần đánh tan giặc Nguyên - Mông vốn thật là quân Mông Cổ, dân tộc ta lại có Đức Thánh Trần và một Trần triều oai hùng đánh tan một đạo quân hùng mạnh bậc nhất thời bấy giờ.

Nhà Minh, giơ ra bộ mặt trân tráo lọc lừa "phù Trần diệt Hồ", trong 10 năm đã giết biết bao ngời Việt, đã tiêu hủy biết bao vật thiêng chứng tích của nền văn hóa Việt vừa khôi phục. Chúng giết dân ta, đồng hóa dân ta và lật mặt là những kẻ xâm lăng tàn ác, điêu ngoa, muốn một lần nữa đưa dân tộc ta quay lại với đêm trường nô lệ mà chúng xây dựng.

Rồi lúc ấy, khát khao độc lập của dân tộc đã sinh ra người anh hùng nơi núi rừng Lam Sơn Lê Lợi. Mười năm gian khổ nằm gai nếm mật nuôi chí anh tài, Chúa Lam Sơn rồi cũng ca khúc khải hoàn, đuổi quân xâm lược, dựng lại nền tự chủ cho nước non nhà.

Thời kỳ nước ta loạn lạc Nam - Bắc Triều hay Trịnh - Nguyễn phân tranh, cũng là lúc xã hội Trung Quốc trải qua giai đoạn nhiều binh biến. Nhưng đến khi quốc gia ổn định, mượn cớ Lê Chiêu Thống cầu viện, nhà Thanh lại kéo hơn 20 vạn quân sang xâm lược nước ta. 

Năm 1789, người Anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung rồi chỉ trong dăm ngày, tiến binh thần tốc, tấn công dũng mãnh quét sạch bè lũ xâm lăng, bán nước hại dân ra sạch bờ cõi. Nước Nam lại là của người Nam.

Thời hiện đại, năm 1979, giặc Trung Quốc lại lấy cớ "dạy bài học" khi hai nước cùng mang chung tư tưởng chính trị để xua quân xâm lược nước ta. Chúng viện cớ là gì đi chăng nữa, nhưng "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới" và hàng trăm ngàn dân lành, chiến sĩ Việt Nam lại ngã xuống vì từng tấc đất của cha ông, của những Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Quang Trung đã kiêu hùng giữ lấy vì tương lai của bao thế hệ con cháu về sau.

Năm 1988, "Vòng tròn bất tử Gạc Ma" với 64 người lính Việt anh hùng vây quanh lá quốc kỳ thắm màu giữ nước của cha ông, đã bi hùng chứng kiến kẻ thù xâm lược truyền kiếp Trung Quốc cưỡng chiếm trắng trợn những hòn đảo đã in đậm bao dấu chân, bao giọt máu của người Việt từ mấy thế hệ vượt sóng dữ, trùng khơi đi kiến quốc.

Đến hôm nay, đất nước sau ngày Thống nhất, nhưng cũng là sau ngày tiếng súng của chiến tranh chấm dứt, bao di sản của chiến tranh với những chứng nhân, chứng tích bi hùng của dân tộc vẫn tồn tại khắp năm châu và trên dải đất đã từng tang tóc này, bóng ma xâm lược Trung Quốc với ảo mộng đồng hóa người Việt, đưa dân tộc ta về đêm trường nô lệ vẫn chưa bao giờ thôi lảng vảng.

Bóng ma Trung Quốc đó đi vào trong từng ngóc ngách của đất nước, phá hoài những thôn, làng, xóm bằng những chiêu bài kinh tế thu mua nhỏ nhặt của chúng. Chúng len vào trong những huyện, tỉnh, thành phố mà dụ dỗ những Ích Tắc, Chiêu Thống bán nước, hại dân vung tiền làm mờ mắt những kẻ tham lam, ấu trĩ vì lợi ích cá nhân mà bán đứng tiền đồ dân tộc, giết hại dần dần bao thế hệ con cháu người Việt về sau bằng những món đồ, hàng hóa, thực phẩm đầy chất độc của chúng.

Lịch sử ngàn năm của dân tộc vẫn tồn tại đến hôm nay đã chứng minh một chân lý vĩnh cửu:

"Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có."

Bước châm xâm lăng của quân Trung Quốc vẫn chưa ngớt giày xéo non sông này, thì oai hùng, uy phong, bất khuất của những Anh hùng dân tộc cũng chưa bao giờ thôi hiện diện nơi đầu sóng Tổ quốc, sẵn sàng đánh lui và dẹp tan mọi cơn lốc thiên triều, mọi cuộc xâm lăng của quân xâm lược, của kẻ thù truyền kiếp.

Nước Việt muôn năm! Việt Nam trường tồn muôn  năm!
Nhãn: , ,

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.