Có một điều, chúng ta sẽ cùng thừa nhận với nhau, trong tính cách của hầu hết chúng ta, “dĩ hòa vi quý”, đừng phải làm một việc gì đó đến mức cho ra ngô ra khoai, thôi cứ để trong ngô thì có chút khoai cũng được, hay trong khoai có tí ngô cũng được. Rồi nếu cộng đồng sao, thì mình cứ theo vậy, cho dù mình có đúng chăng nữa thì cũng tội tình chi mà cộng đồng đã lơ rồi mình còn thẳng thắn làm gì…!? Mặc dù không tuyệt đối, vẫn có những người mang tính cách thẳng thắn đó, nhưng ở đây là hầu hết.
Quan trọng ờ đây là tiếng nói và lắng nghe. Tiếng nói để xây dựng và phát triển, lắng nghe để đồng cảm và tiến lên. Sẽ có những chuyện cần nói thì nên phải nói, sẽ có những chuyện cần nghe thì nên phải nghe. Để làm được điều đó, phải bắt đầu từ “ngô và khoai” ở trên kia.
Ví dụ ngô là tốt và khoai là xấu. Làm người ai cũng có tốt và xấu. Người đàng hoàng khác gì người tiểu nhân. Khác nhau ở chỗ ai là người biết giữ và phát huy cái tốt của mình để càng tốt thêm nữa, ai là người cứ giữ cái xấu và làm mình xấu hơn nữa. Chúng ta sống theo cộng đồng, có quan hệ cộng sinh, vậy nên cộng đồng cũng phải có trách nhiệm với từng cá nhân. Tính tốt thì ngợi khen nhưng đừng quá lố, tính xấu thì góp ý chứ đừng ghét bỏ. Và cũng quan trọng, là tiếng nói và lắng nghe. Một tiếng nói, hai tiếng nói có lẽ cộng đồng không nghe, nhưng nếu nhân lên gấp mười, gấp trăm thì cộng đồng sẽ nghe và lúc đó ngô hay khoai – tốt hay xấu sẽ phải được làm cho ra lẽ mà không phải “dĩ hòa vi quý” nữa.
Và cuối cùng, người tốt – người giỏi nên được giao trọng trách, người xấu – người dở nên được rèn giũa thêm cho đến khi xứng đáng. Chọn tốt – xấu, giỏi – dở cho đúng không đâu bằng do cộng đồng lựa chọn. Còn bản thân, cứ sống thật với chính mình và không ngừng tiến về cái tốt – cái gỏi – cái hay.
Chúc mày thành công trên con đường mới, T. Lang!
Đăng nhận xét