Chu Văn An (1292–1370), tên thật là Chu An, hiệu là Tiều Ẩn, tên chữ là Linh Triệt, là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, được phong tước Văn Trinh Công nên đời sau quen gọi là Chu Văn An.
Ông người Hà Nội, đương thời đã đổ Thái học sinh, nổi tiếng người ngay thẳng, chính trực. Đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn, dạy học, viết sách cho tới khi mất.
Học trò Ông nổi tiếng có Phạm Sư Mạnh, Lê Quát – đều đỗ Thái học sinh và là danh sĩ đương thời được nhân dân kính trọng. Vậy mà khi đến thăm, được Ông cho gặp, quỳ lạy dưới giường, nhắc nhở vài điều trước lúc đi xa đã thấy làm vinh hạnh lắm. Thế cũng đủ thấy tài đức của Ông được kính trọng thế nào.
Trong lịch sử Việt Nam, Ông là một trong những danh sư được người đời ca tụng, là hình mẫu và tấm gương tiết tháo, trung trinh của những bậc làm Thầy. Cùng với Trạng Trình, Ông đỗ đạt làm quan, mang tài lược hết lòng dạy học vì nước. Thấy triều đình thối nát thì làm hết trách nhiệm, chỉ mặt bọn gian thần, lòng thành không được nhận, thì rũ bỏ vinh hoa mà lui về làm Thầy, tiếp tục cuộc đời vì nước non trong thanh bạch, tiết nghĩa.
Bởi vì trong lịch sử nước ta đời nào cũng có những vị Thầy như Chu Văn An, như Nguyễn Bỉnh Khiêm nên nước ta đời nào cũng có người tài, truyền thống hiếu học không đời nào lụi tàn mà văn hiến nước nhà chẳng bao giờ mục thối.
Người Thầy trong xã hội đời nào cũng thật đáng kính trọng biết bao nhiêu!
Đăng nhận xét