tháng 9 2016



HỒ SƠ 09 – NGUYỄN QUỐC VIỆT – Cố ý gây thương tích.
---//---

1         PHẦN I.


PHẦN CHUẨN BỊ

1.1             Tóm tắt vụ án

Bị can Nguyễn Quốc Việt và chị Đoàn Thị Xuân thường xuyên chung sống với nhau như vợ chồng tại nhà chị Xuân ở làng H’ra, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai từ năm 2007. Chị Xuân đã ly dị chồng vào năm 2006 và sống tại căn nhà này từ đó đến nay cùng với 3 con của mình. Bị can Nguyễn Quốc Việt đã có gia đình riêng và có 3 con. Bị can hiện vẫn còn hôn thú và chung sống với vợ là chị Phan Thị Thanh Lâm tại Tổ 2, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.
Vào lúc 20g30’ ngày 17/4/2012, do mâu thuẫn xảy ra từ trước giữa hai người, bị can Việt đã mang 0,5 lít xăng tạt thẳng vào người chị Xuân và châm lửa đốt, dẫn đến cháy lan ra toàn bộ căn nhà. Đồng thời bị can Việt cũng uống thuốc sâu để tự tử. Nhưng khi nghe chị Xuân kêu cứu, Việt đã chở chị Xuân đi bệnh viện và có chị Trần Thị Bích Liên là người làm chứng, chở hai người đi bệnh viện.
Tại cơ quan điều tra, bị can Việt khai rằng do bực tức vì việc thường xuyện bị chị Xuân dùng những từ ngữ thô tục xúc phạm đến bị can, cha mẹ, gia đình bị can. Do sự bực tức tích tụ lâu ngày, nên khi tối ngày 17/4/2012 chị Xuân tiếp tục xúc phạm mình và cha mẹ mình, bị can đã dùng xăng để ngoài xe đổ lên người chị Xuân và châm lửa đốt.
Đối với chị Xuân, theo lời khai trong hồ sơ, chị Xuân không đề cập đến việc mình có dùng lời lẽ thô tục nhằm xúc phạm bị can Việt hay không?
Tổ chức giám định pháp y tỉnh Gia Lai đã có kết luận thương tật tổn hại sức khỏe của chị Đoàn Thị Xuân là 83%.
Đối với ngôi nhà và tài sản trong vụ cháy, Bản kết luận định giá tài sản ngày 2/5/2012 của Hội đồng định giá tài sản huyện Chư Pưh cho rằng tổng thiệt hại về tài sản là 200.999.000 đồng. Về phần điều trị thương tích và các chi phí liên quan, chị Xuân yêu cầu bồi thường 334.529.100 đồng.
Vợ bị can là Phan Thị Thanh Lâm đã bồi thường thay cho bị can Việt tổng cộng 200.000.000 đồng.
VKS ND Tỉnh Gia Lai đã truy tố bị can Nguyễn Quốc Việt về các tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Khoản 3 Điều 104 BLHS và tội Hủy hoại tài sản theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 143 BLHS.

1.2             Kế hoạch xét hỏi

Kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa được mở lại lần 2 như sau:
Hỏi bị hại Đoàn Thị Xuân:
-         Bị hại đã sống chung như vợ chồng với bị cáo được bao lâu? Trong thời gian đó bị cáo và bị hại có tài sản chung hay không?
-         Bị hại có thường xảy ra mâu thuẫn với bị cáo hay không? Đó là những mâu thuẫn gì? Thời gian nào thì bắt đầu xảy ra những mâu thuẫn đó?
-         Tối ngày 17/4/2012 bị hại và bị cáo có cự cãi với nhau hay không? Về vấn đề gì?
-         Khi nhìn thấy chị bị lửa cháy dữ dội và chạy vào nhà tắm, bị cáo có chạy theo hay không và đã làm gì?

Hỏi người làm chứng Trần Thị Bích liên:
-         Bà Liên có mối quan hệ như thế nào với bị hại?
-         Bà Liên có biết bị cáo Nguyễn Quốc Việt hay không?
-         Khi sự việc tối 17/4/2012 xảy ra, bà đang làm gì, ở đâu, với ai?
-         Bà có biết gì về những mâu thuẫn giữa bị hại và bị cáo mà bị hại vừa trình bày hay không?
-         Trong buổi tối diễn ra sự việc, bị cáo đã nói những gì với bà? Đề nghị bà trả lời thật rõ.

Hỏi bị cáo Nguyễn Quốc Việt:
-         Bị cáo học đến lớp mấy?
-         Lý do vì sao bị cáo phải nghĩ học?
-         Bị cáo có đồng ý với những mâu thuẫn giữa bị cáo và bị hay mà bị hại vừa trình bày hay không?
-         Bị cáo có mượn tiền bị hại hay không? Vì sao?
-         Bị cáo nghĩ như thế nào về những lời lẽ mà bị hại dành choi bị cáo?
-         Tối 17/4/2012, sau khi cự cãi với bị hại Xuân, bị cáo ra ngoài làm gì?
-         Mục đích bị cáo mua xăng về để làm gì?
-         Tại sao bị cáo dùng xăng để đốt bị hại?
-         Có phải chỉ vì tran cãi một lúc vào tối 17/4/2012 mà bị cáo quyết định đốt bị hại hay không?
-         Bị cáo có nhận thức được mức độ nghiêm trọng mà hành vi phạm tội của mình gây ra hay không?
-         Bị cáo có thật sự ăn năn hối hận về hành vi của mình hay chưa? Nếu được trở lại thời điểm đó, bị cáo có dám thực hiện hành vi này hay không?

1.3             Bài bào chữa

Kính thưa HĐXX, Vị đại diện VKS, các vị luật sư đồng nghiệp cùng mọi người đang có mặt trong khán phòng. Tôi là Nguyễn Phúc Duy Tân, luật sư thuộc Đoàn LS TP.HCM, là người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quốc Việt trong vụ án Cố ý gấy thương tích và Hủy hoại tài sản theo cáo trạng truy tố mà Vị đại diện VKS vừa trình bày.
Trước khi trình bày lời bào chữa, tôi xin được phép gửi lời cảm thông sâu sắc đến cá nhân người bị hại cũng như người thân trong gia đình người bị hại. Tôi biết rằng sự việc đau lòng này là quá sức chịu đựng của bị hại và thật sự luật pháp cần phải có một bản án công minh, công bằng để bù đắp phần nào nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần mà bị cáo phải chịu lấy. Xin bị cáo đón nhận lời cảm thông sâu sắc của cá nhân tôi.
Kính thưa HĐXX, khoảng đầu năm 2012, bị cáo Việt có mượn của bị hại Đoàn Thị Xuân một số tiền 178.000.000 đồng để có vốn làm hồ tiêu. Đến trước ngày 17/4/2012 thì bị cáo đã thanh toán số tiền này cho bị hại. Đến ngày 17/4/2012, khi bị cáo trả cho bị hại một số tiền mình đã mượn thêm sau này và kèm theo 4.000.000 đồng để cho riêng bị hại. Bị hại không nhận số tiền 4.000.000 đồng này. Đến chiều tối sau khi đi chơi về, giữa bị hại và bị cáo lại xảy ra mâu thuẫn và dùng những lời lẽ thô tục với nhau. Giữa lúc đang nóng giận và không kiềm chế được bản thân, bị cáo đã lấy 0,5 lít xăng – là số xăng bị cáo dự định đổ vào xe để đi rẫy, tạt vào người bị hại và châm lửa đốt. Ngay sau khi sự việc đáng tiếc xảy ra, bị cáo đã cố gắng dập lửa cho bị hại và truy hô nhờ hàng xóm đến giúp đỡ. Kết quả là bị hại mang tỷ lệ thương tật 83% và tổng giá trị tài sản bị thiệt hại là 200.999.000 đồng.
Dựa vào hồ sơ vụ án, VKSND tỉnh Gia Lai đã truy tố bị cáo trước Tòa về hai tội danh: tội Cố ý gây thương tích theo Khoản 3 Điều 104 và tội Hủy hoại tài sản theo Điểm a Khoản 3 Điều 143 BLHS. Tôi cho rằng, những yếu tố cấu thành các tội danh này được xem xét lại.
Thứ nhất, về tội Hủy hoại tài sản, mặc dù đã có đủ 3 yếu tố chủ thể, khách thể và khách quan nhưng mặt chủ quan là không có. Do đó, không cấu thành tội danh này vì những lẽ sau:
Về mặt chủ quan, bị cáo không hề có ý định muốn hủy hoại tài sản của chị Xuân, cụ thể bao gồm căn nhà và toàn bộ tài sản hiện có trong nhà.
Căn cứ vào các bút lục 3, 40, 42, 51, 91, 94, 98, 99 là những chứng cứ về lời khai của bị cáo và bị hại được phản ánh trong hồ sơ và qua thực tiễn vụ việc đã xảy ra cũng như từ những lời khai khách quan của những người làm chứng tại các bút lục 57, 59, 66, 73, 76, 80, 82 về mối quan hệ thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, thậm chí cực kỳ căng thẳng giữa bị cáo và chị Xuân, có thể khẳng định được rằng nguyên nhân dẫn đến sự việc vào tối ngày 17/6/2012 là do mâu thuẫn trong cuộc sống giữa bị cáo và bị hại. Từ những mâu thuẫn ngày càng chồng chất và không thể giải tỏa đó của bị cáo, đã hình thành nên sự việc ngay lúc 20g30 tối 17/6/2012 hành vi dùng xăng tạt vào người bị hại và châm lửa đốt.
Từ một phút thiếu kiềm chế, vì một ý nghĩ nông nỗi và không làm chủ được bản thân, bị cáo đã thực hiện hành vi trên như một sự ức chế đến mức đỉnh điểm và bộc phát qua bên ngoài mà không kịp suy nghĩ chín chắn. Bị cáo chỉ nhắm đến duy nhất là đối tượng bị hại để thực hiện hành vi của mình, không hề có ý định muốn đốt cháy căn nhà cùng những tài sản hiện có trong nhà.
Hơn nữa, theo biên bản khám nghiệm hiện trường và những lời khai chi tiết của cả bị cáo và bị hại tại các bút lục từ 107 đến 114 cho thấy rằng, bị cáo chỉ đổ xăng duy nhất vào người bị hại. Bị hại vì bất ngờ không kịp tránh né đã theo quán tính mà chạy thẳng vào nhà tắm để xối nước lên người nhằm dập tắt lửa và bị cáo đã chạy theo lấy nước để dập lửa cho bị hại. Những hành vi này chính bị hại cũng đã thừa nhận trong các bút lục 40, 43, 51. Việc lửa bén sang các tài sản khác là sự việc ngoài ý muốn của bị cáo, do sự vùng vẫy trong đau đớn của bị hại mà lửa đã lan sang tài sản và sự việc đáng tiếc này chúng ta có thể nhìn nhận được.
Và theo quy định của pháp luật tại Điều 143 BLHS, tội hủy hoại tài sản bắt buộc phải xuất phát từ ý chí chủ quan, là hành động, là lỗi cố ý của người thực hiện hành vi đó nhằm muốn phá hỏng, làm hư hại, làm mất giá trị sử dụng của tài sản và đối tượng nhắm đến phải là tài sản và chỉ có thể là tài sản mà thôi. Mà trong trường hợp này, hậu quả xảy ra ngoài ý muốn ban đầu của bị cáo, bị cáo chỉ vì không kiềm chế dẫn đến thực hiện hành vi để hả cơn giận dồn nén bao lâu nay và gây nên sự việc bị cáo không hề muốn.
Do đó, từ những quy định của pháp luật và những chứng cứ khách quan được thu thập trong quá trình điều tra, tôi cho rằng hành vi của bị cáo Nguyễn Quốc Việt không đủ bốn yếu tố cấu thành tội Hủy hoại tài sản, vì vậy bị cáo không phạm tội Hủy hoại tài sản như cáo buộc của vị đại diện VKS đã trình bày. Theo tôi, những tài sản đã bị hư hại do hỏa hoạn thuộc về trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự mà bị cáo phải thực hiện để đền bù lại lỗi lầm mình đã gây ra.
Thứ hai, về cáo buộc Cố ý gây thương tích theo Khoản 3 Điều 104 mà vị đại diện VKS dành cho bị cáo Nguyễn Quốc Việt, tôi không có ý kiến. Tuy nhiên có một tình tiết quan trọng, kính mong HĐXX xem xét. Đó là hành vi phạm tội tức thời của bị cáo thực chết là do mâu thuẫn phát sinh từ rất lâu giữa bị cáo và bị hại. Trong buổi tối ngày 17/4/2012, bị hại đã có những lời lẽ xúc phạm bị cáo và gia đình bị cáo dẫn đến trạng thái tinh thần của bị cáo đã bị kích động.
Do đó, tôi kính đề nghị HĐXX đặc biệt xem xét tình tiết giảm nhẹ của bị cáo theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 46 BLHS.
Ngoài ra, bị cáo đã thể hiện thật sự lòng ăn năn, thống hối về lỗi lầm của mình –  cụ thể tại các bút lục 40, 43, 51, và trong suốt quá trình điều tra đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cãi về hành vi của mình. Đồng thời, khi sự việc đáng tiếc xảy ra, bị cáo đã tác động để vợ mình bồi thường, khắc phục hậu quả cho gia đình bị hại. Tổng số tiền đã đền bù là 200.000.000 đồng và đã được gia đình bị hại chấp nhận.
Vì vậy, xin HĐXX xem xét thêm các Điểm b, p Khoản 1 Điều 46 BLHS khi quyết định đưa ra hình thức tuyên phạt bị cáo.
Hơn nữa, trình độ học vấn của bị cáo thấp, chỉ có 2/12. Gia đình bị cáo từ nhỏ  đông anh em, bị cáo lại là con cả trong gia đình. Do vậy, cũng có những yếu tố tác động nhất định từ môi trường xung quanh đối với nhận thức và suy nghĩ của bị cáo. Ít nhiều với những nhận thức còn thiếu sót đó đã dẫn đến hành động đáng tiếc ngày hôm nay của bị cáo. Kính mong HĐXX xem xét!
Cuối cùng, Thưa người bị hại cùng gia đình người bị hại, một lần nữa tôi thành thật gửi lời chia sẻ, cảm thông đến nỗi đau mà chị Xuân phải gánh chịu. Giờ đây, một bản án nghiêm minh là cần thiết cho hành động bộc phát, nông nỗi của thân chủ tôi. Tôi cũng nghĩ rằng, bản án dù có được tuyên ra sao, cũng không sao bù đắp được nỗi đau mà chị và gia đình phải gánh chịu.
Do đó, tôi chỉ xin được tin tưởng vào sự công bằng, công minh của pháp luật, và sự công tâm của HĐXX, mà sẽ có một bản án hợp tình, hợp lý, đúng người, đúng tội được tuyên dành cho bị cáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn HĐXX và quý vị đã lắng nghe!
Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Tân


“Vấn đề tiếp thị đang ngày càng trở nên phức tạp, rối rắm và sử dụng quá nhiều thứ ngôn ngữ khó hiểu” – đó là lời đề dẫn của hai tác giả Al Ries và Laura Ries cho quyển sách “22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu”. Vậy, trước hết, chúng ta cần đồng ý rằng việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu là những vấn đề sống còn của bất kỳ một doanh nghiệp hay công ty nào.

Trong tác phẩm này, các tác giả dựa trên những kinh nghiệm và quá trình nghiên cứu từ thực tiễn, đã đúc kết thành 22 nguyên tắc để xây dựng một thương hiệu mà thương hiệu đó giúp mang lại những lợi nhuận to lớn nhất cho người xây dựng nó. Chất lượngsản phẩm là tiêu chuẩn quan trọng, nhưng nó không phải là tất cả. Quảng cáo thì cần thiết để mọi người biết đến thương hiệu của chúng ta, nhưng quảng bá mới mang lại những hiệu quả lớn hơn cho thương hiệu. Sự tín nhiệm, từ khóa từ người tiêu dùng là vấn đề then chốt đối với một thương hiệu. Và hơn hết, “sinh lão bệnh tử” là một quy luật quan trọng để thương hiệu đứng vững trên thị trường. Trên đây là 6 quy luật mà chúng ta cần biết để bắt đầu xây dựng một thương hiệu riêng cho mình.

Một ví dụ cụ thể về quy luật chất lượng của sản phẩm đối với thương hiệu đã được thực hiện bởi tạp chí Consumer Reports. Trong bảng xếp hạng 16 thương hiệu ô tô nhỏ, thương hiệu số 1 về chất lượng lại có doanh số đứng hàng thứ 12. Còn thương hiệu đứng hạng nhì thì có doanh số đứng hàng thứ 9. Và thương hiệu hạng ba về chất lượng lại có doanh số bét nhất. Nếu chất lượng được diễn dịch thành doanh số thì các con số ấy có vẻ không cho thấy được chất lượng. Vậy bây giờ bạn có nghĩ rằng chất lượng sản phẩm mới là yếu tố quan trọng nhất!?

Dựa trên kinh nghiệm thực tiễn, tác giả đã dẫn ra một ví dụ cụ thể như trên và tương tự dành cho các quy luật khác. Nếu bạn đang muốn hoặc đang thử sức mình để xây dựng một thương hiệu nào đó – thương hiệu bản thân chẳng hạn, hãy thử tìm hiểu và xem thử mức độ áp dụng của những quy luật này dành cho bạn sẽ đưa bạn đến những kết quả như thế nào!? Vì dù sao đi nữa, kinh nghiệm thực tiễn bao giờ cũng là những bài học ứng dụng quan trọng nhất và khả dụng nhất.



HỒ SƠ 08 – VÕ HOÀNG TRIỀU
---//---

1         PHẦN I.


PHẦN CHUẨN BỊ

1.1             Tóm tắt vụ án

Ngày 11/7/2011, sau gần 7 tháng thực hiện quyết định thanh tra công tác quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng trên địa bàn xã Vĩnh Lộc A, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh phát hiện 17 trên tổng số 208 hồ sơ được thanh tra có dấu hiệu sai phạm về việc cấp giấy phép xây dựng và cấp phiếu đăng ký xây dựng công trình do lãnh đạo UBND xã Vĩnh Lộc A ký duyệt.
Theo kết quả thanh tra, Chủ tịch xã Vĩnh Lộc A Phan Ngọc Lẫm đã ký duyệt 12 trường hợp xin cấp giấy phép xây dựng, phiếu đăng ký xây dựng công trình trái quy định pháp luật và Phó Chủ tịch xã Vĩnh Lộc A Võ Hoàng Triều ký duyệt sai 05 trường hợp cấp giấy phép xây dựng, phiếu đăng ký xây dựng công trình. Trong đó, CQ CSĐT đã khới tố vụ án và kết luận có đủ cơ sở khẳng định Võ Hoàng Triều phạm tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi hành công vụ” theo quy định tại điều 281 Bộ luật Hình sự. Phan Ngọc Lẫm và các đối tượng có liên quan không bị khởi tố hình sự.
CQ CSĐT kết luận bị can Triều đã ký duyệt 03 phiếu đăng ký xây dựng công trình sai quy định cho Phan Thị Ảnh, 03 phiếu đăng ký xây dựng công trình sai quy định cho Huỳnh Công Hòa, 01 giấy phép xây dựng sai quy định cho Võ Thị Thu, 01 giấy phép xây dựng sai quy định cho Bùi Xuân Trang và 04 phiếu đăng ký xây dựng công trình sai quy định cho Phan Văn Đực.
Cụ thể bị can Triều đã thực hiện sai quy định về trình tự thủ tục cấp các loại giấy phép theo cơ chế một cửa do Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A ban hành, các giấy phép không có chữ ký nháy của cán bộ tham mưu theo quy định, cấp phép xây dựng không đúng với loại đất quy định.
Tại cơ quan điều tra, Võ Hoàng Triều đã thành khẩn thừa nhận những sai lầm của mình trong quá trình thực hiện cấp phép xây dựng cho các đối tượng trên. Đồng thời khẳng định bản thân không nhận bất cứ lợi ích vật chất nào do những đối tượng này mang lại.

1.2             Kế hoạch xét hỏi

Kế hoạch xét hỏi tại phiên tòa được mở lại lần 2 như sau:
Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Phan Ngọc Lẫm:
-         Anh Phan Ngọc Lẫm cho biết anh đang làm công việc gì, ở đâu, thời gian làm việc được bao lâu?
-         Anh Lẫm cho biết ai đã ký quyết định ban hành cơ chế một cửa liên thông tại UBND xã Vĩnh lộc A?
-         Anh Lẫm cho biết bị cáo Võ Hoàng Triều được phân công công việc gì tại UBND xã Vĩnh lộc A?
-         Anh Lẫm cho biết mục đích của nguyên tắc ký nháy vào hồ sơ trong quy trình hoạt động tại UBND xã Vĩnh Lộc A?
-         Nếu giấy phép không có chữ ký nháy, thì giấy phép đó có hiệu lực thi hành hay không? Và ai là người chịu trách nhiệm về hiệu lực thi hành đó?
Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Phan Long Thành:
-         Anh Thành cho biết anh làm công việc gì, hoàn cảnh gia đình hiện tại?
-         Anh Thành có quen biết ai tên Nguyễn Quốc Hưng hay không?
-         Anh Thành có nhận làm giấy phép xây dựng giúp cho bà Phan Thị Út hay không?
-         Dựa vào đâu mà anh đồng ý nhận làm giấy phép xây dựng cho bà Út?
-         Anh có mối quan hệ như thế nào với bị cáo Võ Hoàng Triều?
-         Hôm nay, trong phiên tòa này, anh Phan Long Thành, anh hãy trả lời cho HĐXX được biết, anh có đưa cho Phó CT UBND xã Vĩnh lộc A 10.000.000 đồng hay không?
-         Khi đưa cho bị cáo Triều 10.000.000 đồng, bị cáo có nhận hay không và bị cáo trả lời anh như thế nào?
Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Lê Quang Minh:
-         Anh Minh cho biết anh đang làm công việc gì tại UBND xã Vĩnh lộc A?
-         Việc ký nháy trong hồ sơ cấp phép do ai chỉ đạo?
-         Mục đích của việc ký nháy để làm gì?
Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nguyễn Quốc Hưng:
-         Anh Hưng cho biết anh làm công việc gì?
-         Anh Hưng có biết bà Phan Thị Út hay không? Giữa anh và bà Út có mối quan hệ như thế nào?
-         Bà Út đã đưa cho anh tổng cộng bao nhiêu tiền? Anh đã dùng số tiền này vào những việc gì?
-         Tại sao trong quá trình lấy lời khai, anh đã có ít nhất 05 lần tại các bút lục 239, 243, 249, 250, 251 luôn khẳng đình mình đã đưa số tiền 10.000.000 đồng cho bị cáo Võ Hoàng Triều?
-         Đề nghị anh khẳng định lại một lần nữa, anh có đưa cho bị cáo Võ Hoàng Triều 10.000.000 đồng vì mục đích cảm ơn việc cấp giấy phép hay không?
-         Việc anh đưa cho bị cáo số tiền 10.000.000 đồng có ai làm chứng hay không?
-         Anh Hưng có biết anh Vũ Đình Sáng hay không? Giữa anh và anh Sáng có mối quan hệ như thế nào?
-         Vậy, anh Nguyễn Quốc Hưng, anh cho biết bị cáo Võ Hoàng Triều có trực tiếp đưa lại cho anh những giấy phép đã ký hay không?
-         Vì sao tại cơ quan điều tra, anh luôn khẳng định bị cáo Triều đã trực tiếp trả lại cho anh giấy phép đã ký duyệt, nhưng khi tiến hành đối chất giữa anh và bị cáo Triều, anh lại phủ nhận điều này?
-         Anh khẳng định như thế nào về những lời khai trước tòa của mình trong ngày hôm nay?
Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Lại Thị Hồng Thanh:
-         Chị Thanh cho biết chị công tác tại UBND từ lúc nào và làm những công việc gì?
-         Chị Thanh có trình hồ sơ trực tiếp cho lãnh đạo UB hay không?
-         Chị Thanh cho biết có nhận thấy những giấy phép nào trả lại cho người dân mà không có chữ ký nháy của cán bộ tham mưu hay không?
-         Vì sao các giấy phép đó không có chữ ký nháy?
Hỏi bị cáo Võ Hoàng Triều:
-         Bị cáo Triều cho biết về nhân thân và thời gian công tác tại UBND xã Vĩnh lộc A?
-         Cáo trạng của vị đại diện VKS cho rằng bị cáo cấp giấy phép sai quy định cho các hộ dân Phan Thị Ảnh, Huỳnh Công Hòa, Võ Thị Thu, Bùi Xuân Trang và Phan Văn Đực là đúng hay sai?
-         Bị cáo biết gì về những hộ dân này?
-         Bị cáo có biết yêu cầu ký nháy vào hồ sơ trước khi xét duyệt của ông Phan Ngọc Lẫm hay không?
-         Vì sao bị cáo không tuân thủ quy định này?
-         Bị cáo có biết Phan Long Thành và Nguyễn Quốc Hưng hay không?
-         Anh Phan Long Thành có đưa cho bị cáo số tiền 10.000.000 đồng hay không?
-         Anh Nguyễn Quốc Hưng có đưa cho bị cáo số tiền 10.000.000 đồng hay không?
-         Bị cáo có nhận và phê duyệt trực tiếp hồ sơ của bất kỳ ai hay không?
-         Con dấu mà cơ quan CA thu giữ tại nhà bị cáo từ đâu mà có?
-         Vậy bị cáo có đồng ý với việc VKS truy tố bị cáo tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” với nội dung bị cáo vụ lợi – thu lợi bất chính về vật chất cho riêng mình hay không? Vì sao?
-         Bị cáo nhận thức như thế nào về hành vi phạm tội của mình?

1.3             Bài bào chữa

Kính thưa HĐXX, Vị đại diện VKS, các vị luật sư đồng nghiệp cùng mọi người đang có mặt trong khán phòng. Tôi là Nguyễn Phúc Duy Tân, luật sư thuộc Đoàn LS TP.HCM, là người bào chữa cho bị cáo Võ Hoàng Triều trong vụ án “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo cáo trạng truy tố mà Vị đại diện VKS vừa trình bày.
Ngày 11/7/2011, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh phát hiện 17 trên tổng số 208 hồ sơ được thanh tra có dấu hiệu sai phạm về việc cấp giấy phép xây dựng và cấp phiếu đăng ký xây dựng công trình do lãnh đạo UBND xã Vĩnh Lộc A ký duyệt. Theo kết quả thanh tra, Phó Chủ tịch xã Vĩnh Lộc A Võ Hoàng Triều ký duyệt sai 05 trường hợp cấp giấy phép xây dựng, phiếu đăng ký xây dựng công trình.
CQ CSĐT kết luận bị cáo Triều đã ký duyệt 03 phiếu đăng ký xây dựng công trình sai quy định cho Phan Thị Ảnh, 03 phiếu đăng ký xây dựng công trình sai quy định cho Huỳnh Công Hòa, 01 giấy phép xây dựng sai quy định cho Võ Thị Thu, 01 giấy phép xây dựng sai quy định cho Bùi Xuân Trang và 04 phiếu đăng ký xây dựng công trình sai quy định cho Phan Văn Đực.
Cụ thể bị cáo Triều bị cáo buộc đã thực hiện sai quy định về trình tự thủ tục cấp các loại giấy phép và cấp phép xây dựng không đúng với loại đất quy định.
Những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, gồm có Phan Long Thành và Nguyễn Quốc Hưng cùng một số cá nhân khác. Nguyễn Quốc Hưng khẳng định đã đưa cho bị cáo Triều 10.000.000 đồng để cảm ơn việc cấp giấy phép nhưng bị cáo phủ nhận điều này. Phan Long Thành cũng khẳng định đã cố tình đưa cho bị cáo Triều số tiền 10.000.000 đồng và cũng đồng thời khẳng định bị cáo không nhận số tiền này với lời nói có nội dung đã được anh Phan Long Thành xác nhận là: anh Thành hãy giữ lại số tiền này để lo cho gia đình, con cái vì hoàn cảnh của anh rất khó khăn.
Đối với việc cấp phép có sai phạm, tại cơ quan điều tra, Võ Hoàng Triều đã thành khẩn thừa nhận những sai lầm của mình trong quá trình thực hiện cấp phép xây dựng cho một số hộ dân như đã nêu từ trên. Đồng thời khẳng định bản thân không nhận bất cứ lợi ích vật chất nào do những đối tượng này mang lại.
Kính thưa HĐXX, cơ quan điều tra cũng như vị đại diện VKS luôn khẳng định bị cáo Triều đã nhận lợi ích vật chất 10.000.000 đồng từ Nguyễn Quốc Hưng nhưng lại không đưa ra được bất kỳ một nhân chứng, vật chứng nào khác có giá trị tin tưởng hơn ngoài lời khai của anh Nguyễn Quốc Hưng. Bị cáo trong suốt quá trình điều tra đã luôn khẳng định mình không nhận số tiền này từ anh Hưng.
Thêm một yếu tố cực kỳ quan trọng khác về lời khai của anh Nguyễn Quốc Hưng, tại các bút lục 237, 242, 246 anh Hưng khai nhận với cơ quan điều tra rằng mình luôn nhận hồ sơ đã được phê duyệt trực tiếp từ bị cáo Triều và mang đi đóng dấu. Nhưng tại bút lục 301 là biên bản đốt chất giữa anh Hưng và bị cáo Triều, chính anh Hưng đã phủ nhận lời khai của mình, chính anh Hưng đã khẳng định mình không trực tiếp nhận hồ sơ đã phê duyệt từ bị cáo Triều và như thế cũng chính anh Hưng đã không trung thực trong những lời khai của mình. Do đó, tôi đề nghị HĐXX không chấp nhận lời khai của anh Nguyễn Quốc Hưng trên cơ sở vừa thiếu nhân chứng, vật chứng, chứng cứ vừa vì những lời khai không thành thật khác của anh Hưng.
Nhưng theo các bút lục 239, 246,248, 249, 250, 252 anh Hưng đã nhận một số tiền công khoảng 35.000.000 đồng từ bà Phan Thị Út và anh Vũ Đình Sáng về việc xin các loại giấy phép. Số tiền này anh Hưng dùng vào việc đóng tiền học phí cho con và chi tiêu gia đình. Vậy liệu anh Hưng có thật sự đưa cho bị cáo Triều số tiền 10.000.000 đồng hay không? Hay anh đã dùng vào việc lo lắng cho con cái, gia đình mình theo tấm lòng của một người cha, một người đàn ông trụ cột trong gia đình?
Tiếp theo, đại diện VKS cho rằng vật chứng 01 con dấu thu tại nhà bị cáo và số tiền 54.000.000 đồng do các đối tượng môi giới làm giấy phép xây dựng giao nộp có liên quan đến bị cáo Triều và kết tội bị cáo vụ lợi là không chính xác, không khách quan.
Số tiền 54.000.000 trên đây do các đối tượng môi giới giao nộp, CQĐT không hề có bất cứ bằng chứng hay nhân chứng nào khẳng định có mối liên hệ giữa những đối tượng môi giới này với bị cáo.
Thưa HĐXX, theo cáo trạng và cụ thể là hồ sơ vụ án tại các bút lục 227, 229, 231, 233, 238, 242, 246, 250 chúng ta có thể nhận thấy hai đối tượng Nguyễn Quốc Hưng và Phan Long Thành là những người trực tiếp đứng ra nhận xin làm giấy phép cho người dân dựa trên mối quan hệ của cá nhân mình với bị cáo Triều khi đó còn là Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A có thẩm quyền cấp các loại giấy phép xây dựng. Vì CQĐT không thu thập được bằng chứng nào rõ ràng khi cho rằng bị cáo Triều nhận tiền từ các đối tượng này, nên có thể khẳng định rằng các đối tượng này đã tận dụng mối quan hệ quen biết của mình để tư lợi cá nhân. Tuy nhiên, thưa HĐXX, cũng cần xét đến hoàn cảnh gia đình rất khó khăn của anh Nguyễn Quốc Hưng và anh Phan Long Thành mà dẫn đến những hành vi trên.
Tiếp theo, tại bút lục 163 có nói về việc CQĐT thu giữ con dấu tại nhà bị cáo. Con dấu thu tại nhà bị cáo Triều là điều rất bình thường. Vì đây là vật kỷ niệm khẳng định tên tuổi và chức vụ của mình mà đáng lý ra sẽ được bị cáo sự dụng vào việc công, nhưng do có sai sót trong quá trình chế tác nên con dấu này không thể sử dụng. CQĐT cũng không có bất cứ chứng cứ nào chứng minh được con dấu thu tại nhà bị cáo là con dấu đã đóng trên những giấy phép xây dựng do các đối tượng môi giới này mang đến. Và cũng không có chứng cứ nào hoặc nhân chứng nào khẳng định bị cáo đóng dấu phê duyệt giấy phép tại nhà. Do đó, tôi cho rằng số tiền và vật chứng không hề liên quan đến bị cáo Võ Hoàng Triều và cần xét số tiền này trên tiêu chí những người môi giới đã tự nguyện sửa chữa sai lầm, khắc phục hậu quả mà họ đã gây ra cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước.
Đối với cáo buộc cho rằng bị cáo đã ký phê duyệt các loại giấy phép xây dựng trái quy định cho các hộ Phan Thị Ảnh, Huỳnh Công Hòa, Võ Thị Thu, Bùi Xuân Trang, Phan Văn Đực, tôi cho rằng đây là cáo buộc không sai. Tuy nhiên, nhìn vào thực tiễn khách quan, thông qua các bút lục 109, 113, 120, 131, 161 bị cáo Võ Hoàng triều đã tin tưởng vào sự tham mưu của cấp dưới, không đặt nặng vấn đề ký nháy xác định trách nhiệm của 02 cán bộ địa chính cấp dưới, cho rằng các cán bộ này đều đã đi thực địa, kiểm tra kỹ lưỡng – cụ thể qua bút lục 264 kiểm tra thực địa nhà ông Huỳnh Công Hòa, nên quyết định ký phê duyệt hồ sơ mà không biết các hồ sơ này không đủ điều kiện được cấp phép. Đây là một hậu quả đáng tiếc, không xuất phát từ việc thiếu trách nhiệm trong công việc nhưng xuất phát từ lòng tin tưởng của bị cáo đối với cán bộ cấp dưới của mình.
Từ những lập luận và chứng cứ nêu trên, tôi cho rằng việc VKS truy tố bị cáo Võ Hoàng Triều tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại khoản 1 Điều 281 BLHS là thiếu căn cứ, chưa đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Vì bị cáo không hề vụ lợi cũng như không có chứng cứ nào đủ sức thuyết phục để chứng minh bị cáo đã vụ lợi – nhận lợi ích vật chất từ người khác, để thực hiện việc cấp phép xây dựng của mình. Các lời khai của Phan Long Thành và Nguyễn Quốc Hưng là không đủ cơ sở để cho rằng bị cáo vụ lợi hoặc có động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và công dân.
Mà theo tôi, xét trên những thiệt hại thực tế của cơ quan Nhà nước địa phương khi giải quyết hậu quả do bị cáo gây ra, cũng như động cơ, mục đích từ lỗi vô ý của bị cáo mà ra, hành vi của bị cáo Võ Hoàng Triều chỉ cấu thành tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Khoản 1 Điều 285 BLHS.

Khi nhận thức được những sai trái của mình, bị cáo đã luôn thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hỗ trợ cơ quan điều tra sớm làm sáng tỏ các giấy phép trái quy định. Do đó, xét theo tính chất khoan hồng của pháp luật và Điểm p Khoản 1 Điều 46 BLHS, bị cáo Võ Hoàng triều đã có 02 tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật. Vì vật kính mong HĐXX xem xét áp dụng Điều 47 BLHS để bị cáo được đón nhận mức án phù hợp.

Ngoài ra, xét về nhân thân gia đình, bị cáo có ông nội Võ Thanh Tòng là cán bộ tiền khởi nghĩa, được chính quyền cấp đất, kinh phí để xây dựng nhà truyền thống; bà ngoại Lê Thị Lặc là Mẹ Việt Nam anh hùng, được tặng thưởng Huân chương độc lập hạng 3. Bản thân bị cáo là lao động chính trong gia đình, phải nuôi các con nhỏ, trong đó, cháu nhỏ nhất dưới 36 tháng tuổi. Và dù sao, bị cáo cũng đã có quá trình công tác tốt tại đơn vị, đóng góp nhiều cho xã hội và được các cấp chính quyển, Đảng ủy địa phương trao tặng bằng khen.
Do đó, tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật, tôi kính mong HĐXX ngoài việc xem xét cụ thể nội dung vụ án, cũng sẽ xem xét thêm công lao đóng góp cho đất nước của gia đình bị cáo và bản thân bị cáo cũng đã luôn sống tốt mà cho bị cáo được hưởng mức an đúng người đúng tội. Bị cáo đã thành khẩn ăn năn, hối hận về lỗi lầm của mình và tôi tin chắc rằng đây là bài học to lớn cho bị cáo trong khi thực hiện công việc được nhân dân, Đảng và Nhà nước giao phó. Tôi tin tưởng sự công minh và sáng suốt của HĐXX sẽ cho bị cáo một bản án đúng người, đúng tội và hợp tình, hợp lý.
Xin trân trọng cảm ơn!

Nguyễn Tân

 
Anh em à, ông bà xưa đã dạy thì chẳng bao giờ sai rằng “trước khi trách người thì hãy tự trách mình” trước đã. Có bao giờ anh em đặt câu hỏi vì sao họ “may mắn”? Vì sao họ nhận được những hệ quả tốt hơn mình? Nói thẳng luôn, vì họ không có những tính cách sau.
 
1. Tính trì hoãn
“Việc hôm nay chớ để ngày mai”, câu này nghe quen không anh em? Đây là câu tục ngữ được dậy từ cấp tiểu học thế mà phần đông anh em ngoài kia lại chẳng nhớ. Nói rộng hơn, chờ đợi đến một thời điểm chỉ để thực hiện một công việc, bắt đầu một dự án hay đơn giản là tạo ra thay đổi cho bản thân luôn là một rào cản vô hình mà rất rất nhiều anh em mắc phải.  Không có thời gian bắt đầu nào hợp lý hơn, tốt hơn là NGAY BÂY GIỜ. Cứ bắt đầu, có thể từng bước nhỏ thôi nhưng anh em sẽ thấy nguồn năng lượng của sự “bắt đầu” to lớn và có sức ảnh hưởng lớn, đủ lớn để đưa anh em đi đến kết quả mà mình mong muốn.

2. Sợ thất bại
Một trong những điều tàn nhẫn nhất là nhìn thấy những nỗ lực của chúng ta phải “đổ đống” khi đối diện sự thất bại. Điều này chỉ cần nghĩ đến là nó đã mang lại cảm giác vừa nặng nề, vừa thật nên nhiều anh em thậm chí chưa bắt đầu đã cảm thấy run rồi. Đúng là chúng ta suy nghĩ bằng đầu nhưng cũng hãy giảm lí trí một chút để cho trái tim một cơ hội bày tỏ chứ. Dù dự đoán được tỉ lệ thành công chỉ 1%, anh em cũng hãy bắt đầu vì thực tế sẽ khác rất xa dự đoán. Đường cứ đi rồi sẽ tới. Thành công và mạo hiểm luôn song hành.

3. Luôn ở trong “vùng an toàn”
“Vùng an toàn” là những chuẩn mực thông thường do chính mỗi anh em tự đặt ra, tự giới hạn bản thân để có được những thoải mái hàng ngày mà không cần phải bận tâm hay lo lắng nhiều. Nhiều nghiên cứu và thực tế đã chứng minh rằng “vùng an toàn” là rào cản cho mọi sự phát triển của bất kì ai. Nhiều câu hỏi rất chi là thực tế được đặt ra rất tự nhiên trong suy nghĩ khi anh em vừa có những cơ hội để bước khỏi “vùng an toàn”, ví như “tại sao phải kinh doanh khi đang có một công việc rất tốt?” hay “sao phải ra riêng làm gì khi đang sống với bố mẹ rất tốt?”. Nếu anh em vẫn chưa tự đưa bản thân của mình đến sát giới hạn thì sẽ chẳng bao giờ biết được khả năng của mình sẽ làm được những điều to lớn đến đâu.

4. Nghi ngờ quá nhiều
Một cách rất tự nhiên, khi con người được tiếp cận với những môi trường lạ lẫm, một loạt các câu hỏi nghi ngờ sẽ được đặt ra và suy nghĩ của chúng ta sẽ cố giải thích chúng trong một giới hạn hiểu biết nhất định. Ví dụ như trong công việc, khi được cấp trên tin tưởng giao cho một trọng trách mới, nhiều anh em lại bị những câu hỏi như “nếu mình không làm được thì sao?” hoặc “nếu làm sai khiến công ty mất hợp đồng lớn thì sẽ thế nào?” mà bỏ qua một cơ hội phát triển hiếm có. Nghi ngờ ở một mức độ vừa phải là liều thuốc tốt nhưng quá đa nghi sẽ giết chết tinh thần cầu tiến của anh em đấy.

5. Xấu hổ
Tính cách này nghe có vẻ lạ nhưng nhiều anh em chia sẻ rằng họ cảm thấy tính xấu hổ đang cản đường phát triển của mình. Họ cảm thấy ngại khi nhờ người khác giúp đỡ trong công việc, họ cảm thấy ngượng ngùng khi thấy người khác biết họ vừa nghỉ việc để sang một công ty mới… Điều này Chuẩn Men đã từng nói nhiều ở các bài viết trước, đừng để cái tôi của bản thân mình trở thành rào cản cản trở việc tiến bước trong tương lai.

6. Làm hài lòng tất cả mọi người
Nếu muốn thực hiện điều gì lớn lao mà bản thân tin rằng điều đó là đúng, thì anh em phải nhớ 1 điều rằng bản thân mình mới nên và đáng để được đặt ở vị trí hàng đầu. Anh em đừng vì kế hoạch của mình có ảnh hưởng đến kế hoạch người khác mà thay đổi nếu đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm trù đạo đức. Nhiều khi anh em cần phải ích kỉ một chút để đi những bước lớn trong cuộc sống.

7. Không thích thay đổi thói quen hàng ngày
Trừ khi đang ở đỉnh thành công và vận hành một công ty có tuổi đời trên 5 năm với một cơ số nhân viên trung thành, nếu muốn thành công, anh em không nên quá sa đà vào một số thói quen quen thuộc hàng ngày, quen đến độ ghét thay đổi nó để đến khi thực hiện dự án riêng của mình mà vẫn cứ bám riết lấy nó. Đi trên con đường của riêng mình cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sự xáo trộn khủng khiếp trong cuộc sống riêng, nhớ nhé anh em.

8. Không chấp nhận sự chỉ trích
Rất nhiều anh em khi đang thực hiện kế hoạch của riêng mình ghét bị “người khác chõ miệng” vào việc họ làm, cứ thế từ chối mọi ý kiến mang tính chỉ trích hay phủ nhận ý tưởng của họ mà chỉ chấp nhận những ý kiến đồng ý với những gì họ nghĩ. Tin vào những việc mình nên làm là tốt nhưng những ý kiến phủ nhận không có nghĩa là ý kiến sai. Hãy cố gắng tiếp nhận tất cả những ý kiến đổ về và cố gắng sàng lọc ra những điều có thể áp dụng cho kế hoạch của mình sẽ tốt hơn nhiều.

Theo CHUANMEN.COM.VN


Nữ tướng Bùi Thị Xuân (1771 - 1802) là một trong “Tây Sơn ngũ phụng thư”, là vợ Thái phó Trần Quang Diệu và là một Đô đốc của vương triều Tây Sơn. Bà là người ở thôn Xuân Hòa (nay thuộc thôn Phú Xuân, xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.

Ngày 29 tháng 7 năm 1792, vua Quang Trung đột ngột qua đời, vương triều Tây Sơn bắt đầu suy yếu. Trận Trấn Ninh – trận quyết tử chiến cuối cùng của thời kỳ “phân chia đất nước”, Bà đã sống trọn những giây phút khí tiết can trường nhất của người đại tướng cầm quân trong buổi anh tài đất nước như sao đêm rực sáng trời Nam.

Trong trận chiến oanh liệt đó, nữ tướng Bùi Thị Xuân cưỡi voi liều chết đánh riết vào lũy Trấn Ninh, nơi Nguyễn Phúc Ánh đang cố thủ, từ sáng đến chiều, máu và mồ hôi ướt đẫm áo giáp. Rồi bà còn giành lấy dùi tự tay thúc trống liên hồi. Lúc bấy giờ chúa Nguyễn cùng tướng tá đã hốt hoảng vội chia quân vượt sông Linh Giang đánh bọc hậu hòng mở đường máu thoát thân.

Nào ngờ vua Cảnh Thịnh thấy quân Nguyễn tràn qua nhiều, tưởng nguy khốn liền cho lui binh. Bùi Thị Xuân bèn nắm áo ngự bào của nhà vua để khuyên cố đánh. Nhưng khi nghe tin tướng Nguyễn Văn Trương phá tan thủy binh Tây Sơn ở cửa biển Nhật Lệ (Quảng Bình), cướp được hầu hết tàu thuyền và tướng giữ cửa Nguyễn Văn Kiên cũng đã đầu hàng; thì đội quân của bà hốt hoảng bỏ cả vũ khí, đạn dược để tháo chạy... Đây có thể nói là trận chiến đấu oanh liệt cuối cùng của bà để hòng cứu vãn tình thế. Nhưng ngờ đâu nhà Tây sơn, sau trận này thêm trượt dài trên đà suy vong, không sao gượng lại được nữa...

Trong buổi hành hình các đại tướng nhà Tây Sơn, bà đã khẳng khái trả lời vua Gia Long rằng:

“Nếu có một nữ tướng như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không để lạnh. Nhà ngươi khó mà đặt chân được tới đất Bắc Hà...”
==//==

Trong cuộc chiến Tây Sơn – Triều Nguyễn, hay nói đúng hơn, phải là cuộc chiến Quang Trung – Nguyễn Ánh, chưa khi nào những vị đại tướng cầm quân ngang dọc khắp đất trời Nam lại nhiều và uy dũng, hào hùng, bi hùng như trong thời kỳ này, nữ tướng Bùi Thị Xuân là một trong số những vị đại tướng tiêu biểu đó.

Bà là hiện thân cho khí tiết anh hùng của người nữ nhi trời Nam. Từ Mẹ Âu Cơ bắt đầu huyền thoại Mẹ Tiên đến Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc ngoại xâm, uy hùng giữa trăm ngàn quân giặc và cả những vị công chúa An Tư, Huyền Trân vì đại nghĩa quốc gia mà hy sinh cả cuộc đời, nữ tướng Bùi Thị Xuân đã viết tiếp bản trường ca nữ nhi anh hùng bất tận đó một cách oai hùng và bi hùng nhất.

Nguồn: Hội những người YÊU SỬ VIỆT
https://www.facebook.com/yeusuviet/photos/a.399500773432770.87498.398545340194980/1084164048299769/?type=3&theater 


Nhìn em tất bật và lo lắng trong những ngày ở cùng tôi, tôi thấy mình vừa may mắn lại vừa có lỗi với em nhiều quá. Bây giờ, tôi chỉ tay trắng, đồng lương ít ỏi chưa đủ để em trang trải cuộc sống, giờ lại làm liên lụy em nữa. Nhưng sao em vẫn cười, vẫn nói, vẫn đùa giỡn với tôi ngây ngô và vô tư như thế?

Có lần em nói, nếu sợ nghèo, em đã chẳng lấy tôi! Và tôi cũng luôn nhớ những gì mình đã nói ngày hai đứa mới quen, đừng để em buồn như những năm tháng tuổi thơ!

Ở chung với nhau được ít hôm rồi, có lần tôi lỡ to tiếng với em! Ngay lúc đó tôi biết mình có lỗi nặng nề lắm, nằm cạnh bên mà em chỉ im lặng chẳng nói câu nào làm lòng tôi lại nặng trĩu thêm. Qua hôm sau, em lại vô tư cười nói, tôi thấy nhẹ nhõm nhưng lòng càng đau gấp bội.

Thương em, tôi nhớ lại những ngày của 7 năm yêu em mà biết bao lần tôi làm em buồn phiền vì mình, tôi tự thấy sao chẳng thể tha thứ được cho những lỗi lầm của mình. Người yêu thương mình ở đây, chịu thương chịu khó vì mình là ở đây, hy sinh mọi thứ vì mình là ở đây... là Em, vậy mà sao còn làm em buồn???

Tôi tự dặn lòng mình phải cố gắng hơn nữa. Chúa Nhân Lành đã chẳng để tôi bơ vơ trong niềm tin của mình và Ngài cũng chẳng để tôi lẻ loi một mình trên con đường đời đầy gian khó này. May là có Em - món quà vô giá mà Cha Trên Trời đã dành cho tôi!

Em à, anh thương em và anh tin rồi sẽ đến ngày em được sống với nụ cười từ trên môi đến tận trong sâu cõi lòng em! Hạnh phúc nhé, Em của Anh!

Nước người ta không dùng công nghệ quy hoạch mà là bầu cử
Ông Châu Minh Tỷ - Ảnh: TỰ TRUNG

TTO - Hầu hết các nướcdùng lá phiếu người dân để quyết định các vị trí lãnh đạo. Thực hiện quy hoạch thì về bản chất chữ quy hoạch chống lại chữ bầu" - PGS.TS Đặng Ngọc Dinh (GĐ Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng - CECODES). 

Vấn đề “Quy hoạch cán bộ: đúng nhưng có trúng?” đã thu hút nhiều ý kiến phân tích về cách làm hiện nay và đề xuất giải pháp.

Theo dõi bài viết và các ý kiến đăng trên Tuổi Trẻ, tôi đồng cảm và chia sẻ mối băn khoăn của các chuyên gia và bạn đọc xung quanh câu chuyện lựa chọn người vào bộ máy nhà nước bằng con đường quy hoạch, bổ nhiệm.

Mục đích của quy hoạch là để đào tạo, bồi dưỡng. Còn quy hoạch xong có bổ nhiệm hay không còn phải xét nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố kết quả của quá trình đào tạo, bồi dưỡng đó.

Hiện nay, có thể thấy cơ quan, đơn vị nào cũng thực hiện quy hoạch cán bộ cho các chức danh. Chúng ta tiến hành qua nhiều bước, nhiều khâu, bên ngoài nhìn vào thấy rất bài bản nhưng thực tế lại không thực chất, chất lượng quy hoạch thì còn nhiều hạn chế.

Nhìn lại thực tế ở nhiều đơn vị, rất hiếm trường hợp người đứng đầu được bổ nhiệm từ chính những người đang công tác ở đơn vị đó mà thường là điều động từ nơi khác về. Thực tế đó làm nảy sinh nhiều câu hỏi, thậm chí ngờ vực: Rằng anh quy hoạch để làm gì rồi lại không bổ nhiệm?


Liệu có khuất tất gì chăng? Trong khi nguyên nhân có thể đơn giản chỉ là do những người nằm trong quy hoạch không phù hợp với vị trí, chức danh bổ nhiệm. Cái này nằm ở khâu thẩm định và phê duyệt quy hoạch hiện nay đang có vấn đề, nếu không muốn nói là khâu yếu.

Chúng ta đang làm theo cách: quy hoạch thì do cấp dưới làm, còn bổ nhiệm lại do cấp trên quyết. Trong khi đó, quy hoạch chỉ khép kín trong nội bộ của cơ quan, đơn vị nên đơn vị chỉ có thể tính toán trên số người của họ có mà thôi.

Để bổ nhiệm đúng thì khâu thẩm định phê duyệt quy hoạch phải thực chất, phải nâng cao trách nhiệm của cơ quan thẩm định và phê duyệt quy hoạch. Chồng có thể quy hoạch vợ vào chức nọ chức kia, nhưng còn chuyện duyệt quy hoạch và bổ nhiệm thì phải tính đến trách nhiệm của ông thẩm định với ông bổ nhiệm.
Cuộc sống phong phú, muôn màu. Không loại trừ trường hợp cả hai vợ chồng hoặc cha con, mẹ con, anh chị em đều có năng lực và phẩm chất tốt.

Nếu là người lãnh đạo quản lý có tầm, người làm công tác cán bộ có tâm, chúng ta phải nhìn ra, chủ động tính toán, luân chuyển họ đi làm ở những cơ quan khác nhau, để đến khi quy hoạch, bổ nhiệm không bị “vướng”. Chứ nếu máy móc quá, cứ khăng khăng đã chồng làm thì vợ khỏi làm - cha làm thì con nghỉ - đôi khi chúng ta lại lãng phí cán bộ tốt.


Ở đây phải nhắc đến sự công tâm của người lãnh đạo quản lý. Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm: nếu không có lương tâm thì quy trình cũng vô hiệu. Lương tâm và sự công tâm này phải xuyên suốt từ cấp trên đến cấp dưới.

Nếu ông làm lãnh đạo, thấy cấp dưới quy hoạch con mình vào chức này chức khác chỉ vì đó là con mình chứ không phải vì năng lực mà vẫn đặt bút phê duyệt quy hoạch thì rõ ràng là không công tâm, thiếu công bằng.

Nói tóm lại, nên khách quan nhìn nhận phương pháp bổ nhiệm cán bộ cũng cần thiết, có cái tích cực chứ không chỉ có mặt tiêu cực.

Bổ nhiệm đúng hay không là do quy hoạch có chất lượng hay không. Nếu anh đánh giá đúng cán bộ, khắc phục được hạn chế của việc quy hoạch khép kín trong từng cơ quan, đơn vị; thẩm định và phê duyệt quy hoạch một cách thực chất; kèm theo đó có hướng đào tạo, bồi dưỡng đúng đắn cho người được quy hoạch tiếp cận công việc thì hoàn toàn có thể lựa chọn được người có tài, có đức, phù hợp nhất vào các vị trí trong cơ quan nhà nước.

M.HƯƠNG ghi

PGS.TS Đặng Ngọc Dinh (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng - CECODES):
Công nghệ quy hoạch lạc hậu hơn công nghệ bầu cử

Việc bổ nhiệm, cất nhắc người làm quản lý phản ánh thực trạng xã hội. Xã hội phong kiến bổ nhiệm theo kiểu qua các kỳ thi rồi căn cứ đậu ở mức nào sẽ bổ nhiệm chức vụ tương ứng.

Thời Pháp thuộc cũng thi theo kiểu Tây học, chọn người đỗ cử nhân, tú tài rồi ra làm tri huyện, tri phủ.
Nghĩa là đều có đường lối lấy người học giỏi ra làm quản lý. Từ khi cách mạng thành công thì triết lý không phải nhất thiết cứ người học giỏi mà là vừa có đức có tài, nghĩa là vừa hồng vừa chuyên rồi được tổ chức xem xét bổ nhiệm.

Gần đây, ta theo đường quy hoạch, nghĩa là có đức, có tài rồi nhưng phải nằm trong kế hoạch dự trù năm năm tới người đó sẽ làm chức vụ gì.

Những kiểu tuyển dụng, bổ nhiệm nói trên đều có dáng dấp giống nhau là chọn người có năng lực làm quản lý. Quy hoạch cũng có cái tốt như là chọn được người tài theo cái chuẩn đặt ra.

Nhưng có cái dở là không thể nào biết trước 5-7 năm tới người đó sẽ như thế nào vì không tính được biến động. Thứ hai, là dễ bị nhóm lợi ích chi phối vì khi quy hoạch có thể chịu các tác động khác nhau kiểu nên phe này, cánh kia sẽ vào quy hoạch.

Hầu hết các nước văn minh có nền quản trị tốt đều tuyển lựa người quản lý qua bầu cử. Tức là dùng lá phiếu của người dân để quyết định các vị trí lãnh đạo. Bây giờ thực hiện quy hoạch thì về bản chất chữ quy hoạch chống lại chữ bầu.

Quy hoạch có thể vẫn là bầu, nhưng khi đã quy hoạch rồi thì chỉ bầu trong số những người đã quy hoạch nên không thể giới thiệu một người mà người dân thấy tài năng nhưng nằm ngoài quy hoạch để bầu.

Các nước văn minh bầu cử theo nhiệm kỳ cũng có thể bầu sai nhưng sau đó người ta chỉnh lại theo kiểu dùng lá phiếu của người dân để xem xét.

Có thể lá phiếu người dân không chuẩn trong một thời điểm nhưng trên con đường dài là đúng vì sẽ sửa sai dần khi người ta có quyền sửa sai bằng lá phiếu. Bầu cử dựa trên triết lý sự thật dựa vào đám đông có thể có lúc sai nhưng đa số là đúng.

Có ý kiến cho rằng thực hiện theo quy hoạch mà sau khi bổ nhiệm người đó tham nhũng, sai phạm thì truy cứu trách nhiệm những người làm quy hoạch. Nhưng cũng khó khi ông làm quy hoạch bảo đó là do sự tha hóa, biến chất của ông được quy hoạch. Không nên sa đà vào đó mà nên thay đổi quy chế quản trị.

Các nước không dùng công nghệ quy hoạch nữa mà dùng công nghệ bầu cử. Nếu bầu sai thì sau nhiệm kỳ lại bầu lại ông khác.
T.PHÙNG ghi

Cần kiểm soát chất lượng công vụ
* Luật hồi tị rất hay và hoàn toàn có thể áp dụng vào thời đại ngày nay. Nhưng có điều khi quan đã vô liêm rồi thì họ vẫn có thể lách bằng nhiều cách, như anh bổ nhiệm con tôi đổi lại tôi bổ nhiệm con anh, hay như người thân của quan không đòi làm quan nữa mà lại làm doanh nghiệp sân sau của quan... Cho nên nếu có áp dụng luật hồi tị thì cần phải áp dụng thêm các biện pháp khác như thi tuyển công khai.
Văn Vũ (Vanvu@...)

* Tôi nghĩ vấn đề là chế tài kiểm soát chất lượng công vụ của xã hội chúng ta hiện nay chưa hiệu quả. Việc quan hệ giữa các nhân sự không quan trọng, vấn đề quan trọng là hiệu quả công việc và trách nhiệm về hiệu quả công việc. Khi chúng ta kiểm soát được hiệu quả thì cho dù nhân sự đó là ai cũng phải chịu trách nhiệm. Nói ngắn gọn là biện pháp chế tài (tư pháp) phải hiệu quả, ngành tư pháp có đủ năng lực và quyền lực thì quan chức sẽ không dám làm bậy, làm sai.
BÙI ĐÌNH TẶNG (tangbui1607@gmail.com)

---//---

1         PHẦN I.


PHẦN CHUẨN BỊ

1.1             Tóm tắt vụ án

Ngày 16/8/2013, Phòng cảnh sát kinh tế Công an TP. Hà Nội đã thực hiện “Lệnh khám xét phương tiện vận tải theo thủ tục hành chính” đối với hai xe ô tô mang biển số 29K-1676 và 29K-1206. Qua kiểm tra, cơ quan công an phát hiện hai xe đang vận chuyển hàng giả cho hai đối tượng lần lượt là Trịnh Văn Huy và Bùi Kiều Linh từ thị xã Lạng Sơn về Hà Nội. Cả hai xe tổng cộng đang chở 62 thùng dầu gội đầu Clear, Sunsilk giả.
Sau đó, Bùi Kiều Linh đã khai nhận từ tháng 4/2013 đến khi bị bắt đã buôn bán dầu gội đầu giả được mua từ Mã Thị Nhị, Bùi Thị Dung (chị ruột) và Đặng Hồng Oanh tổng cộng 694 thùng dầu gội đầu giả thuộc các nhãn hiệu Clear, Sunsilk, Pantene, rejoice, Head&Shoulder). Tiền lời mà đối tượng Linh thu được từ số hàng này tổng cộng là 6.940.000 đồng.
Trịnh Văn Huy cũng buôn dầu gội đầu giả từ tháng 4/2013 và đã mua từ Bùi Kiều Linh, Bùi Thị Dung tổng cộng 1057 thùng. Tổng số lãi mà Trịnh Văn Huy thu được là 2.114.000 đồng.
Tại cơ quan điều tra, cả hai đối tượng đã thừa nhận hành động sai trái của mình và thành khẩn khai nhận, ăn năn hối cải. Cả Linh và Huy cùng thừa nhận do thiếu hiểu biết, thấy việc buôn bán số hàng hóa này tại cửa khẩu Lạng Sơn là công khai, cơ quan Nhà nước có thu giữ thì sau cũng bán phát mãi nên không nghĩ đây là hàng giả, chỉ nghĩ việc buôn bán này là trốn tránh việc nộp thuế. Nếu có bị bắt thì chỉ xử phạt, nộp thuế, tịch thu hàng chứ không hề nghĩ bản thân sẽ bị bắt và chịu hình phạt tù.
Viện kiểm sát đã ra cáo trạng truy tố Bùi Kiều Linh và Trịnh Văn Huy phạm tội Buôn bán hàng giả theo Điểm c Khoản 2 Điều 156 BLHS.

1.2             Kế hoạch xét hỏi

Hỏi bị cáo Trịnh Văn Huy:
-         Bị cáo trình bày cho HĐXX biết về nhân thân, trình độ học vấn đã học đến lớp mấy, hoản cảnh gia đình như thế nào?
-         Bị cáo có biết bị cáo Bùi Kiều Linh hay không?
-         Bị cáo đã mua từ bị cáo Linh bao nhiêu thùng dầu gội đầu giả? Và mua trong bao nhiêu lần?
-         Số tiền bị cáo bỏ ra để mua là bao nhiêu? Tiền lời thu lại được là bao nhiêu?
-         Bị cáo có biết bà Bùi Thị Dung hay không? Và có mua bán những thùng gội đầu giả với bà Dung hay không?
-         Ai hướng dẫn bị cáo tìm mua dầu gội đầu tại Lạng Sơn?
-         Bị cáo có biết số hàng do mình mua bán là hàng giả hay không? Vì sao bị cáo biết?
-         Nếu biết là hàng giả thì bị cáo có dám buôn bán hay không? Vì sao? Đề nghị bị cáo phải trả lời thật rõ và thành khẩn để HĐXX xem xét
Hỏi người liên quan Bùi Thị Dung:
-         Bà Bùi Thị Dung có đồng ý với những lời khai của bị cáo Huy về mối quan hệ buôn bán những thùng gội đầu giả hay không?
-         Bà có mối quan hệ như thế nào với bị cáo Bùi Kiều Linh mà hôm nay Tòa án TP. Hà Nội đang xét xử về tội Buôn bán hàng giả?
-         Bà trình bày rõ, cụ thể về hoàn cảnh gia đình của bà?
-         Hôm nay, trong phiên Tòa xét xử này, bà nghĩ gì về việc mình và em ruột mình buôn bán hàng giả?
Hỏi bị cáo Bùi Kiều Linh:
-         Bị cáo có đồng ý với những lời trình bày của bà Dung về mối quan hệ và hoàn cảnh gia đình của bà Dung và bị cáo hay không?
-         Giữa bị cáo và bị cáo Huy có mối quan hệ như thế nào?
-         Bị cáo có hướng dẫn hay xúi giục bị cáo Huy cùng buôn bán dầu gội đầu giả hay không?
-         Bị cáo có biết những thùng gội đầu do mình buôn bán là hàng giả hay không?
-         Vì sao mặc dù không biết là hàng giả, nhưng giá mua tại đây lại rẻ hơn giá thị trường mà bị cáo vẫn mua về bán lại? Bị cáo có nghi ngờ về nguồn gốc của số hàng này hay không?
-         Bị cáo đã bị tịch thu hàng hóa mấy lần? Trong những lần đó, có lần nào bị cáo bị bắt vì tội buôn bán hàng giả hay không? Đề nghị bị cáo trả lời cụ thể và thành thật.
-         Như vậy, bị cáo đã mua hàng của mình bị cơ quan Nhà nước phát mãi bao nhiêu lần?
-         Khi nào thì bị cáo biết số hàng do mình buôn bán là hàng giả? Khi buôn bán số hàng này bị cáo có suy nghĩ như thế nào nếu bị cơ quan Nhà nước kiểm tra?
-         Bị cáo đã nộp lại cho Nhà nước số tiền do bị cáo buôn bán mà có hay chưa? Tổng số tiền là bao nhiêu trên tổng số vốn bỏ ra ban đầu?
-         Nếu biết đây là hàng giả, bị cáo có dám buôn bán hay không?

1.3             Bài bào chữa

Kính thưa HĐXX, Vị đại diện VKS, các vị luật sư đồng nghiệp cùng mọi người đang có mặt trong khán phòng. Tôi là Nguyễn Phúc Duy Tân, luật sư thuộc Đoàn LS TP.HCM, là người bào chữa cho bị cáo Bùi Kiều Linh trong vụ án Buôn bán hàng giả do vị đại diện VKS vừa truy tố hôm nay theo Điểm c Khoản 2 Điều 156 BLHS.
Kính thưa HĐXX,  ngày 18/6/2013, bị cáo Linh trên đường vận chuyển 42 thùng dầu gội đầu mang các nhãn hiệu Clear, Sunsilk trên chiếc xe ô tô mang biển kiểm soát 29K-1206 từ Lạng Sơn về TP. Hà Nội thì bị cơ quan công an bắt giữ. Qua các giai đoạn tiến hành kiểm tra, bị cáo Linh thừa nhận từ tháng 4/2013 đã buôn bán 694 thùng dầu gội đầu các loại và thu về số tiền lãi là 6.940.000 đồng. Cơ quan điều tra cáo buộc bị cáo phạm tội buôn bán hàng giả. Tuy nhiên bị cáo Bùi Kiều Linh đã thừa nhận rằng mình buôn bán số hàng này vì thấy tại Lang Sơn số hàng này được buôn bán công khai, tấp nập không có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Nên nghĩ rằng nếu bị cơ quan Nhà nước bắt giữ số hàng do mình buôn bán, bị cáo chỉ bị phạt hoặc phải nộp thuế, tịch thu hàng hóa chứ không nghĩ mình sẽ bị phạt tù.
Thưa HĐXX, bị cáo còn nghĩ rằng, hàng hóa của mình nếu bị bắt giữ thì vẫn sẽ được cơ quan Nhà nước bán phát mãi và khi đó bị cáo sẽ mua lại với mức giá do cơ quan Nhà nước ấn định. Qua các bút lục 53, 55, 57, 59, 62, 63, 88 đã thể hiện việc cơ quan Nhà nước đã tịch thu các loại hàng dầu gội tương tự ở những lần trước – không chỉ của bị cáo mà còn cả của những đối tượng khác, sau đó mang ra bán phát mãi cho người dân nên càng có thể khẳng định rằng bị cáo thật sự không biết đây là hàng giả
Tại bút lục 60, 63, 75, 78, 88 chính bị cáo và những người khác cũng thừa nhận rằng việc buôn bán số hàng này chỉ lãi vài trăm đồng một thùng, số tiền lãi chẳng đáng bao nhiêu nên nếu biết trước đây là hàng giả thì bị cáo chắc chắn không buôn bán để phải bị bắt, bị phạt tù. Qua lời khai của bị cáo và bà Dung tại các bút lục 60, 64, 88, 91 đã thể hiện rõ việc bị cáo và những người có liên quan đều chỉ nghĩ rằng mình làm việc này là trốn thếu chứ không hề buôn bán hàng giả.
Cụ thể hơn, thông qua các bút lục 75, 91 bị cáo và những người liên quan còn trực tiếp sử dụng số hàng này. Điều đó chứng minh rằng bị cáo Bùi Kiều Linh không hề biết đây là hàng giả, chỉ nghĩ do cuộc sống khó khăn nên bị cáo quyết định buôn bán loại hàng hóa này mà không nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Cho đến tận khi bị bắt, được cơ quan điều tra cho biết rằng đây là hàng giả, bị cáo mới biết về số hàng hóa mình đi buôn là hàng giả. Điều này bị cáo đã thừa nhận thông qua các bút lục 50, 52, 53, 55, 63.
Tổng giá trị của 694 thùng dầu gội đầu là hàng giả tính theo giá bán buôn của công ty Lever Việt Nam bán buôn cho các đại lý là 164.832.000 đồng. Như vậy, chắc chắn số tiền thuế mà bị cáo phải nộp cho cơ quan Nhà nước trong trường hợp bị cáo phạm tội trốn thuế là dưới 100.000.000 đồng.
Từ những phân tích và lập luận nêu trên, tôi cho rằng cáo buộc của Vị đại diện VKS đối với bị cáo về tội Buôn bán hàng giả theo Điểm c Khoản 2 Điều 156 BLHS là chưa đúng người, chưa đúng tội. Mà theo tôi, từ những nhận định khách quan về hành vi và ý thức chủ quan của bị cáo, bị cáo Bùi Kiều Linh đã vi phạm pháp luật về tội trốn thuế theo Khoản 1 Điều 161 BLHS.
Kính thưa HĐXX, khi được cơ quan điều tra giải thích, bị cáo Bùi Kiều Linh đã hiểu ra hành vi sai trái của mình, từ sự chủ quan của bản thân, không tự xem kỹ nguồn gốc hàng hóa, chỉ dựa vào những người xung quanh mà thực hiện việc buôn bán số lượng hàng hóa ngay bị cáo không biết rằng đây là hàng giả. Bị cáo đã thật sự thành khẩn khai báo, ăn năn hối cãi và cố gắng bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả. Bị cáo đã giao nộp lại số tiền thu lợi bất chính của mình theo như cáo trạng VKS đã trình bày trước đây.
Vì vậy, kính mong HĐXX xem xét áp dụng các Điểm p, b Khoản 1 Điều 46 và Điều 47 BLHS để cho bị cáo được hưởng mức án khoan hồng, đúng người, đúng tội theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng, tin tưởng vào sự công minh và khoan hồng của pháp luật, tin tưởng vào sự công tâm, công bằng của HĐXX, tôi tin rằng bị cáo Bùi Kiều Linh sẽ được đón nhận một bản án đúng người, đúng tội, hợp tình, hợp lý và trên hết là một bản án có ý nghĩa như một bài học lớn về sự chủ chủ quan của mình. Qua đó sẽ giúp bị cáo nhận ra được sai lầm của mình, có điều kiện sớm làm lại cuộc đời và sẽ tìm thực hiện một công việc kinh doanh lương thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý vị đã lắng nghe!

Nguyễn Tân

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.